【kết quả giải vô địch ba lan】Bàn tay tài hoa và cái tâm làm nên tác phẩm
Tìm về làng nghề Sơn Đồng vào một buổi chiều đầu hè,àntaytàihoavàcáitâmlàmnêntácphẩkết quả giải vô địch ba lan ngay từ khi bước đến địa phận làng đã nghe rộn ràng tiếng khoan, đục, đánh giấy ráp,… của những hộ sản xuất nơi đây.
Làng nghề ngày càng phát triển và phồn thịnh
Làng nghề Sơn Đồng, nằm tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội nổi tiếng với nghề truyền thống điêu khắc, tạc tượng từ gỗ và làm đồ thờ sơn son thếp vàng, thếp bạc, phục vụ đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Tượng gỗ của Sơn Đồng có quy cách, tỷ lệ nhất định giữa các bộ phận nên tượng tạc ra rất cân đối và có nét đặc sắc riêng. Điều đặc biệt là dù khách hàng đặt tạc bất cứ pho tượng thờ nào thì người thợ Sơn Đồng đều làm được mà không cần mẫu có sẵn.
Sản phẩm của các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, làng nghề cũng đã có những khoảng thời gian khó khăn, biến cố thăng trầm cùng lịch sử. Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng - người đã có hơn 50 năm làm nghề cho biết, những năm tháng chiến tranh, nghề điêu khắc gỗ ở đây bị mai một cũng giống như các làng nghề khác ở Bắc bộ. Nghệ nhân và thợ lành nghề giai đoạn này duy trì được chỉ nhờ vào “cha truyền con nối”, hay thầy trò truyền cho nhau. Sau này, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đời sống văn hóa, tâm linh của người dân dần dần được nâng cao hơn, nghề điêu khắc gỗ ở Sơn Đồng đã dần khôi phục và phát triển.
Làng Sơn Đồng có hơn 300 hộ chuyên làm nghề mộc điêu khắc với trên 4.000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân tài hoa. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Đến nay, làng Sơn Đồng có hơn 300 hộ chuyên làm nghề mộc điêu khắc với trên 4.000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân tài hoa. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng trong những năm gần đây chiếm từ 60 đến 65% cơ cấu kinh tế của địa phương. Người lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập từ 3 - 6 triệu đồng/tháng.
Những sản phẩm của làng không chỉ có mặt tại các chùa, đền, miếu và tư gia lớn, nhỏ trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước, mà còn được xuất đi thị trường nước ngoài như nước Úc và Canada.
Theo các nghệ nhân, sản phẩm trong làng hiện nay được làm theo đơn đặt hàng của khách chứ không làm hàng trưng bày chờ khách đến mua như trước. Khách từ khắp nơi đặt hàng quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12. Trải qua nhiều năm, khi đã làm lên được thương hiệu cho mình, khách từ khắp nơi đổ về tìm đặt mua vì tin tưởng.
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Sáng cho biết có nhiều đơn hàng xuất đi nước ngoài có giá trị cao lên tới 100 - 200 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Hoa. |
“Những năm trở lại đây, nhu cầu đặt hàng của thị trường có phần tăng hơn so với trước do nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh thờ cúng của nhân dân ngày càng cao và thương hiệu của làng đã được khẳng định. Những đơn hàng đặt đi nước ngoài cũng có nhiều đơn hàng giá trị cao lên tới 100 – 200 triệu đồng”- nghệ nhân Nguyễn Xuân Sáng chia sẻ.
Bàn tay tài hoa và cái “tâm” với nghề
Chẳng phải bôn ba xứ người, những người dân làng Sơn Đồng bao năm qua vẫn luôn cố gắng tự phát triển bằng nghề truyền thống của cha ông truyền lại. Khiến cho nghề tạc tượng và làm đồ thờ bằng gỗ ở đây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, là một trong những tinh hoa của xứ Đoài.
Chẳng phải bôn ba xứ người, những người dân làng Sơn Đồng bao năm qua vẫn luôn cố gắng tự phát triển bằng nghề truyền thống của cha ông truyền lại. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Nhưng có được tiếng thơm và thương hiệu làng nghề như hiện nay, là sự cố gắng, nỗ lực của lớp lớp các thế hệ người dân nơi đây. Để làm ra một sản phẩm cần trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Khâu đầu tiên là chọn gỗ, gỗ phải là loại gỗ dổi, gỗ lõi. Sau đó đánh giấy ráp để cho gỗ mịn, tiếp đến là vẽ hình, phá và đục tạo hình, ở khâu này đòi hỏi người làm nghề phải có bàn tay tài hoa, có sự khéo léo tỉ mỉ trong từng chi tiết. Sau đó đến bước khò gỗ và đánh giấy ráp. Khâu cuối cùng là sơn, khâu này sẽ trải qua 12 lớp sơn khác nhau, những lớp sơn được người thợ sơn kỹ lưỡng từng lớp và canh thời gian chuẩn để gối lớp sơn tiếp theo.
Theo nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng tất cả các khâu đều vô cùng quan trọng, chỉ cần một khâu sai sót thì sẽ làm hỏng cả một tác phẩm. Điều đó, đòi hỏi người làm phải có tay nghề, trải qua quá trình học tập bền bỉ mới có thể làm được. Những người làm nghề tại làng từ xưa đến nay vẫn luôn học tập và nghe theo những tâm tư truyền đạt của cha ông mà ngấm vào trong máu của họ tự bao giờ.
Một tác phẩm thực sự đẹp và có giá trị theo các nghệ nhân phải là tác phẩm được làm thủ công và người thợ không chỉ cần có tài thật sự mà còn phải mang cái tâm của mình đặt vào tác phẩm, xem nó như những đứa con tinh thần của mình. Ví như cùng một bức tượng phật nhưng hoạ nét mặt và thần thái để nhìn sao cho có hồn, cho sinh động cần đến tài nghệ và sự cảm của từng nghệ nhân mà vẽ ra và mỗi tác phẩm đều có nét riêng. Những tác phẩm như thế có giá trị cao gấp nhiều lần so với những sản phẩm được sản xuất đại trà bằng máy “nghìn cái như một”.
Với những người nghệ nhân tại đây, việc làm nghề không chỉ đơn thuần là một công việc để kiếm sống mà họ còn tìm được niềm vui và tình yêu, gắn bó với nó.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng tỉ mỉ trong từng công đoạn, coi các sản phẩm như đứa con tinh thần của mình. Ảnh: Ngọc Hoa. |
“Niềm vui chính là được thả cái tâm, ý niệm của mình vào sản phẩm. Mình làm bằng cái tâm và hết khả năng của mình, kiên trì, say sưa đêm ngày nếu không ưng thì sửa lại cho đến khi được mới thôi. Lúc nào cũng luôn cố gắng để giữ lửa làng nghề” – nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng bồi hồi chia sẻ.
Ngọc Hoa
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/067d299232.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。