【đội hình al feiha gặp al ittihad】Khu vực tư nhân phải là động lực của nền kinh tế

时间:2025-01-10 19:38:26 来源:Empire777

may

Lực lượng lao động của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng mạnh.

Xung quanh nhận định này,ựctưnhânphảilàđộnglựccủanềnkinhtếđội hình al feiha gặp al ittihad phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với tác giả báo cáo, ông John Hawksworth – Chuyên gia kinh tế trưởng của mạng lưới các công ty tư vấn, kiểm toán hàng đầu thế giới (PwC), nhân dịp ông đến Hà Nội dự Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp APEC.

PV: Một số ý kiến cho rằng dự báo về Việt Nam trong Báo cáo Thế giới năm 2050 dường như quá lạc quan. Xin ông cho biết cơ sở của những nhận định này?

Ông John Hawksworth:Đầu tiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, những con số mà chúng tôi đưa ra phản ánh tiềm năng phát triển của Việt Nam nếu các chính sách đúng đắn được triển khai thành công. Trên thực tế Việt Nam đang có một số yếu tố tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trước tiên, phải kể đến cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn gần một nửa dân số Việt Nam đang hoạt động trong ngành nông nghiệp. Khi lực lượng lao động đông đảo này dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ (những ngành nghề có năng suất cao hơn) thì năng suất trung bình của nền kinh tế cũng theo đó mà cải thiện. Đây là điều chúng ta đã nhìn thấy ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đó là quy luật tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế và tôi cho rằng, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh hơn nữa quá trình này.

Hơn nữa, chúng ta đang nói đến mức tăng trưởng trung bình vào khoảng 5% hàng năm từ nay cho đến năm 2050, tức là thấp hơn những gì Việt Nam đã đạt được trong 30 năm qua. Do đó, đây không phải là một mức tăng trưởng cao kỉ lục, chỉ là các nền kinh tế khác sẽ phát triển chậm lại và dần dần Việt Nam sẽ vượt qua họ. Các quốc gia như Nhật Bản, Đức, Ý, hay Anh tăng trưởng 1% đến 2% mỗi năm, trong khi Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Vì vậy, với mức tăng trưởng trung bình 5%, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng thế giới về GDP tính theo PPP.

PV: Theo ông, Việt Nam nên có những chính sách quan trọng nào để khai thác được tiềm năng tăng trưởng của mình?

Jonh

Ông John Hawksworth

Ông John Hawksworth:Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường sá, viễn thông, mạng kĩ thuật số, hàng không,… cũng như đầu tư nhiều hơn cho con người. Việt Nam có hệ thống giáo dục rất tốt so với mặt bằng các nước thu nhập trung bình khác. Tuy nhiên, vẫn còn dư địa để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, cũng như tái đào tạo người lao động theo sự phát triển chóng mặt của công nghệ.

Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng cải cách khu vực kinh tế nhà nước và thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) tư nhân. Tôi cho đây là yếu tố then chốt để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững. DN là chìa khóa để phát triển kinh tế, vậy nên tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là vô cùng cần thiết. Nếu nhìn từ ngoài vào thì có thể thấy một trong những vấn đề của Việt Nam là tỷ trọng kinh tế nhà nước cao trong khi năng suất không cao. Xét theo một khía cạnh nào đó, các DN này đang sở hữu lợi thế tiếp cận nguồn vốn và lao động, khiến cho việc đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân khó khăn hơn. Do đó, mục tiêu dài hạn của việc cải cách là tạo điều kiện để đưa các DN tư nhân trở thành thành phần chủ đạo của nền kinh tế. Tôi cho rằng thách thức lớn của Việt Nam lúc này là làm thế nào để chuyển đổi được từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân.

PV: Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam còn chậm và kết quả chưa như mong đợi. Theo ông, đâu là vấn đề mấu chốt để Việt Nam có thể tái cơ cấu thành công?

Ông John Hawksworth:Ngoài việc cải cách các DNNN như đã nêu trên, tôi muốn nhấn mạnh vào việc thúc đẩy nâng cao năng suất bằng cách phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả hơn và chuyển giao lực lượng lao động sang các khu vực có năng suất cao hơn.

Theo tôi, về lâu dài, Việt Nam nên chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất và dịch vụ. Mục tiêu cuối cùng sẽ không chỉ là trở thành một nước công nghiệp, mà là một nền kinh tế tri thức dựa trên nền tảng dịch vụ vì đó là khu vực sẽ cung cấp nhiều việc làm hơn cả trong tương lai. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam có lợi thế và nên phát huy. Để tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực thì ngành nông nghiệp nên duy trì sản xuất các nông sản chính như gạo. Song, để có một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả và năng suất hơn. Bằng cách đầu tư vào các thiết bị nông nghiệp hiện đại, sẽ dần dần giảm được số lượng người trong khu vực này và chuyển họ sang các ngành nghề có năng suất cao hơn. Trong tương lai, ngành Nông nghiệp chỉ nên chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

PV: Ông nghĩ như thế nào về mục tiêu xây dựng chính phủ kiến tạo của Việt Nam? Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm gì của chính phủ các quốc gia khác khi thực hiện mục tiêu này?

Ông John Hawksworth:Đây là một sáng kiến rất phù hợp với yêu cầu hiện nay. Chúng tôi cũng đã thực hiện những sáng kiến tương tự ở Anh. Theo tôi, việc sử dụng công nghệ kĩ thuật số đóng vai trò quan trọng đối với các sáng kiến như thế này.

Ở Anh, nhiều cơ quan chính quyền địa phương đã tận dụng công nghệ kĩ thuật số để giúp hoạt động chính quyền trở nên hiệu quả hơn, gần với người dân hơn. Nhiều địa phương giảm chi tiêu ngân sách tới 40% bằng cách sử dụng những công nghệ này từ năm 2010.

Không chỉ vậy, chúng tôi còn áp dụng chế độ trọng dụng nhân tài cho công chức nhà nước. Họ được tuyển dụng và thăng tiến dựa theo khả năng và thành tích đạt được thay vì các mối quan hệ cá nhân. Trong các quốc gia châu Á, Singapore được biết đến là nước có bộ máy chính phủ rất hiệu quả, kinh tế phát triển tốt. Đây là một nền kinh tế mà Việt Nam có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Yến

推荐内容