【bảng xep hạng ý】Cho học sinh điểm tựa tâm lý

Báo Cà Mau(CMO) Cô Phạm Hồng Mơ, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp 11C5, trường THPT U Minh, cho biết, ở lớp có một nam sinh vì chia tay bạn gái mà đêm nào cũng chè chén, học hành sa sút. Cô lo lắng dõi theo mọi hoạt động của bạn ấy. Vậy mà chưa lâu, cô đã thấy nụ cười rạng rỡ, vui tươi, vì nam sinh quen bạn mới. 

“Khác với thời học trò e ấp trao thư tay, học trò thời nay tình cảm phong phú hơn hẳn. Yêu, ghét, giận hờn bộc lộ rõ. Các em thoải mái thể hiện tình cảm. Nhưng khi mối quan hệ rạn nứt, các em chới với, hụt hẫng, khóc lóc và thậm chí muốn buông xuôi, quậy phá, tự làm mình đau”, cô Phạm Hồng Mơ lo ngại. 

Lắng nghe và thấu hiển

Là giáo viên trẻ, cô Phạm Hồng Mơ quan tâm học trò như người chị, người bạn. Facebook và Zalo là kênh tiếp cận tốt nhất của cô đối với học sinh. Nhờ đó, cô nhận ra rằng, rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cảm xúc các em tiêu cực, stress, mất thăng bằng trong cuộc sống, như: thiếu sự quan tâm của gia đình, cha mẹ ly hôn, áp lực học tập, bị bạn bè tẩy chay, hoặc đơn giản chỉ là một lời trách mắng, một câu trêu đùa, một tin nhắn bỡn cợt... Đặc biệt nhất là việc chia tay bạn trai, bạn gái. Các em ở lứa tuổi này yêu vội, chóng quên, nhưng khi không được đáp lại tình cảm là các em buông xuôi mọi thứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học.

Giáo viên vừa là anh (chị), vừa là người bạn đồng hành cùng các em trong học tập cũng như cuộc sống. (Ảnh chụp tại trường THPT U Minh).

“Tôi cho rằng, vai trò giáo viên chủ nhiệm là rất lớn trong việc quan tâm, hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho các em. Ngay khi có chuyện xảy đến với các em, giáo viên phải kịp thời can thiệp, trấn an và giúp cái em tháo nút thắt tâm lý. Đừng để các em cảm thấy cô đơn, xa rời tập thể. Vì chúng ta không thể nắm bắt chuyển biến tâm lý các em, các em sẽ làm gì khi chỉ một mình”, cô Mơ chia sẻ.

NGƯT Mã Thị Xuân Thu, Phó hiệu trưởng trường THPT Đầm Dơi, nhận định, mỗi học sinh chịu ảnh hưởng giáo dục gia đình khác nhau, do đó kỹ năng hoà nhập môi trường sống và học tập cũng khác biệt. Thế nên, mỗi giáo viên đứng lớp phải quan sát, kề cận như người thân của các em, lắng nghe và thấu hiểu khi các em cần. Điều này không chỉ đòi hỏi ở kỹ năng đứng lớp mà còn là tình thương, cái tâm của người thầy.

Gần đây, tại một lớp 12 của trường THPT Đầm Dơi xảy ra mâu thuẫn giữa học sinh nam và nữ, vì hiểu lầm không đáng có, đối phương ganh ghét nhau và hẹn “giải quyết” cho ra lẽ. Quan sát diễn biến qua mạng xã hội Facebook, Tổ tư vấn tâm lý học đường (gồm Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm) kịp thời "triệu tập" các em để “lắng nghe - thấu hiểu”. 

“Mỗi em tự viết bản tường trình, tự nhận ra cái sai. Sau đó, chúng tôi chỉ các em những lỗi sai mà các em chưa nhận ra. Khi hỏi, nếu giải quyết bằng cách các em định làm, hậu quả sẽ ra sao, các em hả hê hay phải chịu hình phạt của pháp luật? Và rồi các em cúi đầu nhận lỗi, tự viết bản cam kết không tái phạm”, cô Thu cho hay.

Quan tâm nhiều hơn

Phó hiệu trưởng trường THPT U Minh Lưu Quang Trưởng cho biết, hệ thống camera nhà trường được lắp đặt cách nay 5 năm, chủ yếu để theo dõi mọi hoạt động của học sinh, can thiệp kịp thời những tình huống không hay có thể xảy ra. Song, xét thấy học sinh thời nay am tường công nghệ, các em chịu ảnh hưởng từ internet, mạng xã hội, kênh youtube... nên khó nắm bắt tâm lý các em hơn, việc quản lý nền nếp cũng khó hơn rất nhiều.

Trường THPT U Minh lắp đặt hệ thống camera để kịp thời phát hiện, can thiệp những vụ việc, giải quyết mâu thuẫn trong học sinh.

Để giải quyết tận gốc rễ, năm học 2016-2017, nhà trường thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đường với sự tham gia của Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm. Vai trò của tổ trước hết là hỗ trợ các em cải thiện kết quả học tập, sắp xếp thời gian khoa học, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống và làm bạn với các em khi cần.

“Mỗi giáo viên nhà trường đều có tài khoản Facebook, Zalo để theo sát tình hình học sinh. Ngay khi phát hiện các em đăng tải hình ảnh quá giới hạn hoặc có mâu thuẫn là tổ tư vấn can thiệp ngay. Riêng mỗi lớp cũng có trang tin, và giáo viên chủ nhiệm là “chủ nhà” để báo cáo tình hình các em trong tuần qua”, thầy Trưởng cho biết thêm . 

Theo thầy Trưởng, thời gian qua, báo chí đã đăng rất nhiều trường hợp học sinh quay clip đánh nhau, tình cảm... dẫn đến nhiều hệ luỵ. Do đó, nhà trường đề ra quy định cấm học sinh mang điện thoại di động đến trường và nghiêm khắc xử phạt trường hợp vi phạm. 15 phút đầu giờ, 18 lớp học đều có đội cờ đỏ đi kiểm tra cặp, balo, để kịp thời phát hiện, tạm thu giữ, qua đó còn hạn chế tối đa việc học trò mang hung khí đến trường vì mục đích cá nhân. 

Cô Mã Thị Xuân Thu cho hay, Tổ tư vấn tâm lý của trường THPT Đầm Dơi được thành lập phát huy hiệu quả tốt. Giải quyết dứt điểm rất nhiều vụ việc căng thẳng giữa học sinh hoặc hỗ trợ về tâm lý đối với những cá nhân vướng vấp tâm lý không điểm tựa. Theo đó, 2 tuần 1 lần, các giáo viên chủ nhiệm tổ chức chuyên đề về kỹ năng cho học sinh ứng phó với mọi tình huống, khó khăn trong cuộc sống, dạy các em bản lĩnh, làm chủ cơn giận và suy xét đúng sai trước khi ứng xử, hành động. Nhờ đó nhiều năm qua nhà trường hạn chế tối đa bạo lực học đường hoặc việc học sinh trầm cảm, suy thoái tác phong, đạo đức.

“Việc học sinh từ chối kết bạn mạng xã hội, chặn tài khoản... để bảo vệ quyền riêng tư là trường hợp không hiếm, nhất là đối với các em thích nổi loạn. Do đó, giáo viên phải thực sự quan tâm các em, tiếp cận các em thông qua kênh thông tin khác: bạn bè, người thân... Không nên tạo cho các em cảm giác bị giám sát, gò bó... Hãy dùng tình cảm để các em tự giác mở lòng”, đây được cho là nghệ thuật quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm mà cô Hồng Mơ đúc rút.

Ấy vậy mà  từ đầu năm đến nay, cô đã bao phen khóc, cười cùng học trò của lớp, có lúc phải nhờ đến thầy Trưởng. Tuy vậy, cô Mơ vẫn cười tươi tắn: “Thời nào cũng vậy, nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Các em nay tuy tâm lý khó lường, nhưng tình cảm thầy trò vẫn đong đầy theo cách thể hiện riêng. Tôi vui vì đôi lúc “chat” với nhau, các em gọi tôi là chị và chia sẻ rất nhiều về chuyện cá nhân. Có cả việc góp ý cho tôi làm sao trở thành người giáo viên mà các em kính trọng”./.

Băng Thanh

Thạc sĩ Bùi Khiếu Ngọc Lệ Hằng, giảng viên trường Cao đẳng Công đồng Cà Mau, cho rằng: Một học sinh, sinh viên bình thường sẽ rất ít khi tìm đến thầy cô xin lời khuyên. Chỉ khi nào gặp rắc rối mà không thể chia sẻ cùng cha mẹ thì các em mới tìm đến thầy, cô để được tư vấn.

Áp lực trong học tập là vấn đề nhiều sinh viên cần tư vấn, giúp đỡ. Có trường hợp sinh viên mầm non khi đi thực tập gặp áp lực khi mới làm quen với công việc, khi tiếp xúc với học sinh và phụ huynh, do chưa quen với môi trường mới em không chịu nổi áp lực nên em quyết định bỏ học. Em tâm sự chuyện của mình với tôi. Sau khi biết được nguyên nhân, tôi đã phân tích để em hiểu được đặc thù công việc của ngành học, hiểu được bên cạnh những khó khăn của công việc thì nghề giáo viên còn có được những mặt lợi nào, hiểu được ngành nghề nào cũng có khó khăn và thuận lợi nhất định.

Bên cạnh đó, tôi động viên viên em cố gắng tiếp tục việc học vì em đã học được 2 năm, chỉ còn 1 năm nữa là tốt nghiệp. Đồng thời, tôi nhờ các bạn cùng lớp động viên, giúp đỡ, hỗ trợ em trong thời gian thực tập. Bản thân tôi cũng thường xuyên gọi điện hoặc xuống cơ sở thực tập để hỏi thăm, động viên, hỗ trợ về chuyên môn để em giải toả bớt khó khăn, áp lực. Hiện tại, sinh viên này đã ra trường và đang là giáo viên của 1 trường mầm non tại TP. Cà Mau.

Vấn đề tình yêu, áp lực cuộc sống gia đình các em sinh viên cũng cần tư vấn gỡ rối. Tôi đã gặp nhiều trường hợp trong đó có trường hợp cha mẹ ly hôn làm cho sinh viên có ý định bỏ học vì em thấy thương mẹ muốn nghỉ học để về quê làm việc gì đó lo cho mẹ và em trai. Tôi đã chia sẻ cùng em về những tổn thương mà em đã gặp phải, an ủi, động viên em nếu thương mẹ thì hãy cố gắng hoàn thành chương trình học để sau này có nghề nghiệp ổn định thì em mới lo cho mẹ và em trai của em được, nếu em nghỉ học thì mẹ em sẽ càng buồn và đau lòng hơn. Và liệu em có tìm được việc làm khi em không có bằng cấp, lúc đó em có lo được cho gia đình không hay cuộc sống sẽ vất vả hơn? Sau khi nghe lời động viên của tôi, em không còn ý định bỏ học. Em đã hoàn thành chương trình học, ra trường công tác và vừa thi đỗ đại học liên thông của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
下一篇:Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau