【kq bđ hn】Chính sách hỗ trợ thuế là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phục hồi

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-10 14:24:18 5
Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu,ínhsáchhỗtrợthuếlàđònbẩygiúpdoanhnghiệpphụchồkq bđ hn nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế, phí Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tiếp tục tham mưu ban hành chính sách tài khoá giúp kinh tế phục hồi, phát triển
Chính sách hỗ trợ thuế là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phục hồi

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm thuế, phí trong thời gian qua đối với việc phục hồi sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp?

Thời gian qua, các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn dịch Covid-19, Quốc hội cũng như Chính phủ đã quyết định ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để đảm bảo an sinh cho người dân. Và từ đó đến nay, các chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng luôn được Chính phủ hết sức quan tâm.

Điển hình, năm 2023 và ngay trong năm 2024, với sự tham mưu chính sách của Bộ Tài chính, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ giảm 2% thuế GTGT cho hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ; tiếp tục miễn giảm hàng loạt loại phí, lệ phí, hỗ trợ chi phí logistics, chi phí cất hạ cánh tàu bay và các chi phí khác tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực.

Cùng với đó là các chính sách giảm thuế, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ… Các chính sách hỗ trợ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hóa, giảm thiểu hàng tồn kho và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, đặc biệt là miễn giảm tiền thuê đất… đã tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm giảm giá thành sản xuất của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tăng thêm lợi nhuận, từ đó có khả năng mở rộng hoạt động khuyến mại, hậu mãi, từ đó giúp các hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trở nên tốt hơn.

Ông đánh giá thế nào về các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến cuối năm 2024, tạo đà cho năm 2025 trong bối cảnh có nhiều biến động như doanh nghiệp bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 vừa qua?

Thời gian qua, ngân sách nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 và hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế. Tuy nhiên, bão số 3 vào tháng 9 vừa qua đã ảnh hưởng lớn, làm giảm tăng trưởng kinh tế khoảng 0,18%. Doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình này, Chính phủ và Bộ Tài chính đã đưa ra các chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh cho người dân sau bão lũ, đồng thời đẩy nhanh việc triển khai hỗ trợ tại các địa phương bị ảnh hưởng.

Từ nay đến cuối năm, cần thực hiện ngay một số nhiệm vụ để đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, khôi phục đời sống sau thiên tai để duy trì tăng trưởng. Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025.

Một giải pháp cấp thiết nữa là đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Đầu tư công là yếu tố then chốt giúp tạo việc làm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Do đó, cần chú trọng vai trò của người đứng đầu để tháo gỡ các vướng mắc trong lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Theo ông, cần lưu ý điều gì để các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy có thể đến với doanh nghiệp và người dân một cách thuận lợi?

Có thể thấy, trong 8 tháng năm 2024, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là xung đột, biến động chính trị, bất ổn tại một số quốc gia, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và thiếu vững chắc. Để có thể giữ đà tăng trưởng, cần chính sách linh hoạt ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, việc tham mưu và ban hành các chính sách hỗ trợ, cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chính sách như miễn giảm, gia hạn thuế, phí là điều rất quan trọng. Theo quan điểm của tôi, yếu tố cốt lõi trong cải cách thủ tục hành chính là công khai, minh bạch và đơn giản hóa quy trình. Chuyển đổi số là điều kiện then chốt để đạt được mục tiêu này, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách, thị trường và triển khai hoạt động.

Từ nay đến cuối năm, chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc số hóa nền kinh tế. Chỉ có chuyển đổi số mới tạo điều kiện tiết kiệm chi phí tiếp cận thị trường và chính sách, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp. Chúng ta đã đạt được nhiều bước tiến trong chuyển đổi số và cần tiếp tục tăng tốc để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/066b299477.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê

Official welcome ceremony held for Vietnamese PM in Doha

Foreign leaders send congratulations to State President Lương Cường

Celebrating Türkiye’s Republic Day: Robust Cooperation with Việt Nam

Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test

PM Chính advocates for global cooperation amid geopolitical challenges

Cuban Ambassador honoured with friendship insignia

PM arrives in Riyadh, beginning working visit to Saudi Arabia

友情链接