【soi keo meo cuoc】Thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn tại Nhật Bản ở mức cao

ld

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp (đứng) thông tin tại họp báo. Ảnh: Mai Đan

Thông tin tại họp báo về tình hình thực hiện công tác lao động,ựctậpsinhViệtNambỏtrốntạiNhậtBảnởmứsoi keo meo cuoc người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2018, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức, chiều 19/6.

Theo báo cáo của bộ này, ước thực hiện 6 tháng đầu năm, cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng 782.000 người, đạt 48,9% kế hoạch năm. Trong đó, tạo việc làm trong nước khoảng 725.000 người, đã đưa khoảng 57.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thông tin thêm về tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, mới đây Chính phủ Nhật Bản cũng đã cho phép Việt Nam được phái cử thêm ngành hộ lý sang nước này làm việc. Tuy nhiên, để thực hiện được tốt chương trình thì vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Cụ thể đối với lĩnh vực đưa TTS sang Nhật Bản, vướng mắc lớn nhất hiện nay là tỷ lệ TTS Việt Nam bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp khá cao, lớn nhất trong những nước phái cử TTS sang nước này.

Ngoài ra, tỷ lệ TTS, du học sinh phạm tội, ăn cắp của Việt Nam cũng cao nhất so với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc. Trước thực tế trên, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Việt Nam rà soát, chấn chỉnh vấn đề này để làm sao chương trình đưa TTS đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận, thực tế công việc điều dưỡng, hộ lý với đặc thù chủ yếu là chăm sóc người bệnh, người già nên cũng không thực sự hấp dẫn, do đó nguy cơ các TTS chấm dứt và bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc là khá cao. Thống kê cho thấy, trong hơn 800 điều dưỡng, hộ lý đã đưa sang Nhật Bản làm việc theo chương trình hợp tác giữa hai nước, đã có 60 – 69 TTS sau thời gian đào tạo một năm đã xin thôi về nước.

“Ngay tại một số nước trong khu vực như Indonesia, Philippines cũng là những quốc gia đã được Nhật Bản cấp phép phái cử TTS trong ngành hộ lý sang làm việc nhưng họ không thực sự mặn mà, đến nay chưa có nước nào triển khai chương trình này. Điều này để thấy rằng, đây là lĩnh vực không hấp dẫn với với người lao động ở Việt Nam mà ngay cả ở các nước khác”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.

Do đó, với việc thí điểm đưa TTS ngành hộ lý sang Nhật Bản làm việc lần này, quan điểm của bộ cho biết, sẽ đàm phán với Nhật Bản để đưa ra các yêu cầu tốt nhất cho doanh nghiệp (DN) cũng như người lao động, chỉ những DN đáp ứng đủ điều kiện mới được tham gia.

Tính đến thời điểm hiện tại, bộ nhận được gần 20 hồ sơ của các DN đăng ký tham gia. Để tăng hiệu quả của chương trình, bộ này cũng cho biết sẽ ưu tiên các DN có số lượng TTS đưa được sang Nhật Bản cao, các DN đạt xếp hạng 6 sao, 5 sao theo đánh giá từ bộ quy tắc ứng xử trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

“Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đàm phán với phía Nhật Bản để sớm đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho DN phái cử, hy vọng đầu tháng 7 tới có thể ký được bản thỏa thuận này giữa hai nước và đến tháng 8 các DN có thể bắt đầu triển khai”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.

Mai Đan

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
下一篇:Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm