Tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31/12/2014 giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế năm 2015 và năm 2016,ảmnợđọngBHXHnhờcơsởdữliệucủacơquanThuếsin88.tel ông Nguyễn Trí Đại, Trưởng ban Thu, BHXH Việt Nam cho biết, ngay sau khi quy chế phối hợp được ban hành, Tổng cục Thuế đã kịp thời cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc cho BHXH Việt Nam quản lý, từ đó cơ quan BHXH đã xử lý, phân loại thông tin doanh nghiệp. Đến nay, hai cơ quan đã thống nhất mô hình hệ thống, chuẩn kết nối trao đổi thông tin với nhau, mang lại nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong 2 năm 2015 và 2016, nhờ cơ sở dữ liệu mà cơ quan Thuế cung cấp, BHXH Việt Nam đã khai thác thêm được 51.224 lao động tham gia BHXH, thu được hơn 460 tỷ đồng tiền nợ BHXH, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đánh giá của ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, việc ký Quy chế phối hợp công tác giữa hai ngành là một trong những giải pháp phù hợp và kịp thời để thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP các năm của Chính phủ, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thông qua đó đã giảm số giờ nộp thuế và bảo hiểm xã hội. Qua 2 năm triển khai thực hiện, trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế cung cấp, BHXH Việt Nam đã xử lý, phân loại thông tin để chuyển cho BHXH các tỉnh khai khác, sử dụng cho việc quản lý thu BHXH.
Ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, đến nay, Tổng cục Thuế đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng trao đổi, khai thác dữ liệu với BHXH Việt Nam, hoàn thành kiểm thử ứng dụng CNTT để tiến tới thay thế cho việc trao đổi thông tin theo phương pháp thủ công như hiện nay.
Cùng với đó, việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vi phạm về đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm nhân thọ (BHTN) đã được thực hiện hiệu quả, nhờ đó khai thác thêm được hàng chục nghìn lao động tham gia BHXH và thu được hàng trăm tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN.
Tuy nhiên, theo ông Cao Anh Tuấn, hiện hệ thống công nghệ thông tin của 2 ngành chưa đồng bộ do ngành Thuế đã có hệ thống dữ liệu tập trung tại Tổng cục Thuế, trong khi đó dữ liệu về BHXH lại phân tán tại các địa phương. Từ đó dẫn đến việc trao đổi thông tin về BHXH còn chưa có sự thống nhất, đồng bộ, chưa thực hiện được bằng phương pháp điện tử do BHXH Việt Nam chưa chuẩn bị xong phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT để thực hiện kết nối, xử lý thông tin tự động.
Đáng chú ý, việc phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cho công tác thu, quản lý nợ BHXH, chưa gắn với công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế, từ đó dẫn đến chưa thực sự cải cách thủ tục hành chính và hạn chế việc chồng chéo trong kiểm tra thanh tra của các ngành đối với doanh nghiệp.
Ông Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ đề ra, thời gian tới, cả cơ quan Thuế và BHXH phải đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp công tác giữa 2 cơ quan, xác định việc thực hiện phối hợp là nhiệm vụ thường xuyên mang tính chính trị của hai ngành. Cần phải khẩn trương hoàn thành việc kết nối giữa Tổng cục Thuế và BHXH Việt Nam để thực hiện việc trao đổi thông tin của Quy chế bằng phương thức điện tử và tự động.