【trận đấu f.c. tokyo】Hiệu quả từ việc bảo lãnh tín chấp

Báo Cà Mau(CMO) Những năm qua, việc phân bổ nguồn vốn vay của các cấp hội phụ nữ huyện Trần Văn Thời trở thành điểm tựa vững chắc, tạo điều kiện và tiếp thêm động lực cho nhiều chị em khó khăn được tiếp cận vốn vươn lên làm kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời Phan Thu Hương cho biết: “Công tác chăm lo cho hội viên khó khăn trong địa bàn huyện luôn được chúng tôi đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc phối hợp nhắc nhở các mô hình làm ăn. Phụ nữ xã Trần Hợi là một trong những xã của huyện Trần Văn Thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững”.

Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên phụ nữ xã Trần Hợi đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chị Đoàn Ngọc Trân (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi) năm 2019 được hỗ trợ vay vốn với số tiền 50 triệu đồng. Chị Trân cho biết, vì vợ chồng mới cưới ra ở riêng nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu nguồn vốn. Năm 2019, chị được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội để sản xuất. Chị Trân cho hay: “Được hỗ trợ vay vốn, vợ chồng tôi dành một ít làm chuồng nuôi ếch, cá. Số còn lại mở cửa hàng tạp hoá, buôn bán hàng ngày kiếm thêm thu nhập”.

Chị Trân tận dụng ao bỏ không nuôi ếch và cá rô, cá lóc. Với đặc tính dễ nuôi, sinh trưởng tốt, sau 1 năm thả nuôi chị Trân đã thu hoạch. Chị Trân chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về kỹ thuật nuôi nhưng vì cá và ếch khá dễ nuôi nên trong quá trình nuôi không gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần cung cấp đủ thức ăn và xử lý nguồn nước sạch là cá sinh trưởng và phát triển rất nhanh”. Mỗi năm chị Trân thu hoạch 2 vụ cá và ếch được vài chục triệu đồng. Cộng với việc kết hợp buôn bán hàng ngày lấy ngắn nuôi dài, từ hộ khó khăn vươn lên có thu nhập ổn định.

Hộ chị Đinh Thị Hạnh (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi) trước đây đời sống bấp bênh vì không có mô hình kinh tế cụ thể, ai thuê gì làm nấy nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Năm 2015, chị được hỗ trợ vay 30 triệu đồng, chị dùng để chăn nuôi heo, gà, vịt và trồng cây ăn trái.

Chị Hạnh tâm sự: “Nguồn vốn được vay tôi dùng để đầu tư làm chuồng nuôi heo nái, vì trước đó đã có kinh nghiệm nuôi heo. Mỗi lứa từ 8-10 heo con, sau 1 năm nuôi tôi bắt đầu bán heo và có lời. Để tăng thêm thu nhập, tôi còn kết hợp nuôi gà, vịt và trồng rau màu, cây ăn trái”.

Sau 5 năm vay vốn chị Hạnh đã thoát nghèo, vươn lên ổn định kinh tế, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Sau 5 năm chị đã hoàn lại số tiền 30 triệu đồng. Chị Hạnh cho biết: “Mỗi tháng tôi đều dành vài trăm ngàn đồng tiết kiệm để cuối năm trả lại tiền vay, giúp chị em khó khăn có điều kiện tiếp cận làm ăn, vì bây giờ kinh tế tôi đã ổn định”.

Chủ tịch Hội LHPN xã Trần Hợi Trần Kim Đào cho biết: “Những năm qua, hội luôn tranh thủ các khoản vay để hội viên tiếp cận. Có thêm điều kiện để tăng gia lao động, sản xuất, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội chưa đảm bảo giải quyết hết cho hội viên nên tổ chức hội thành lập thêm các tổ hùn vốn, kết hợp nguồn vốn nội lực và ngoại lực để đảm bảo giúp đỡ được hết các hội viên khó khăn, giảm tình trạng chị em bỏ đi làm ăn xa”./.

Phương Thảo

Nhà cái uy tín
上一篇:Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
下一篇:Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết