【đội hình villarreal gặp rcd mallorca】Tránh trở thành "cái bóng" của DN FDI trong xuất khẩu

fdi

Doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực,ánhtrởthànhquotcáibóngquotcủaDNFDItrongxuấtkhẩđội hình villarreal gặp rcd mallorca có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn để tránh phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI. Ảnh: Văn Nam.

Đã tận dụng tối đa lợi thế từ cam kết hội nhập

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, 2017 là một năm đặc biệt thành công với ngành xuất khẩu. Cụ thể, lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam đã vượt mốc 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng trên 21%.

Việt Nam cũng đã kiểm soát tốt khâu nhập khẩu, qua đó đã tạo thặng dư thương mại ở mức 2,7 tỷ USD. Với những đóng góp kinh tế lớn của ngành xuất khẩu đã tạo điều kiện cho các cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế cùng ổn định phát triển.

Theo phân tích của ông Dương Duy Hưng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công thương, năm qua Việt Nam cũng đã tận dụng được tối đa các lợi thế từ những cam kết hội nhập.

Hầu hết các thị trường đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn kỳ vọng. Đặc biệt, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã từng bước được chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giảm dần nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản.

Cũng theo ông Hưng, năm 2017 cũng ghi nhận hàng hóa Việt Nam đã chinh phục được những thị trường khó tính, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, Australia và New Zealand. Từ đó, đẩy giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam lên cao, có thương hiệu với bạn bè thế giới.

Riêng tại thị trường ASEAN đã tăng 24,3%, đạt 21,7 tỷ USD; xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 60,6%, đạt 35,3 tỷ USD; xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 14,2%, đạt 16,8 tỷ USD; xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 31,1%, đạt 15 tỷ USD...

Tránh trở thành "cái bóng" của DN FDI

Theo TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), mặc dù ngành xuất khẩu có mức tăng trưởng khả quan, nhưng dưới góc độ của các chuyên gia chúng ta vẫn buộc phải giải quyết những vấn đề tồn tại như: Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất thể hiện tính gia công trong ngành còn lớn, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh.

Một nguy cơ cũng được cảnh báo là hiện xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng phụ thuộc quá nhiều vào khu vực DN FDI; trong đó nhóm các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo với giá trị gia tăng cao vẫn chủ yếu do các DN FDI chiếm lĩnh.

Phân tích cũng cho thấy, khối các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước so với mức 63% của 10 năm trước.

"Thêm vào đó, mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế, chưa tạo được mối liên kết phát triển giữa các ngành theo hướng hợp tác chuyên môn hóa phù hợp với cơ chế thị trường" - TS. Nguyễn Đức Thành nhận định.

TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, trong bối cảnh mở cửa hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta không phủ nhận vai trò của khối DN FDI đối với xuất khẩu của Việt Nam là rất quan trọng. Chính nhờ có sự "bơm" vốn, công nghệ, khoa học của các doanh nghiệp ngoại này, là động lực mà nền kinh tế Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

"Song hội nhập chứ không hòa tan, các DN trong nước cần lấy tấm gương ăn nên làm ra của các DN FDI mà răn mình, để nỗ lực, có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Tránh sự phụ thuộc đến mức thấp nhất vào khối các DN FDI. Đảm bảo cơ chế người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, thắng ngay trên sân nhà" - ông Thành nhấn mạnh./.

Văn Nam

Thể thao
上一篇:Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
下一篇:Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt