TheỷgiáUSDchưacầnđiềuchỉlink đá bóng hôm nayo VnExpress, trao đổi tại cuộc họp báo chiều 25/3, bà Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng mặt bằng tỷ giá USD vẫn thấp xa so với mức trần tỷ giá 21.673 đồng, giá bán ra tại các ngân hàng đều dưới 21.500 đồng. Theo bà, những biến động trên thị trường vừa qua chủ yếu do tâm lý còn cung cầu ngoại tệ cơ bản không biến động lớn.
Cùng đà tăng giá đồng đôla, nhiều nước cũng chủ động phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu. Do đó, đề xuất tăng tỷ giá để tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam với các nước bạn hàng lại được đặt ra. Tuy nhiên, theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, những nước bạn hàng chiếm tỷ trọng xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam như Trung Quốc, khối ASEAN thì đồng nội tệ của họ lại mất giá ít hoặc thậm chí hầu như không đổi so với USD nên những lo lắng về sự cạnh tranh không đáng kể. “Ngân hàng Nhà nước thấy rằng việc tiếp tục ổn định tỷ giá sẽ có lợi nhiều hơn việc điều chỉnh trong giai đoạn này”, đại diện nhà điều hành khẳng định.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng nếu tiếp tục ổn định tỷ giá USD sẽ có lợi hơn nhiều
Trước quan điểm tỷ giá USD đang “căng” và cần điều chỉnh, lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, tăng tỷ giá ngoại hối lúc này sẽ khiến nợ nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh. Phát biểu này được ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế dịch vụ (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) đưa ra tại cuộc họp giao ban 3 tháng đầu năm với các bộ, ngành sáng 25/3, Infonetcho biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, thời gian vừa qua đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác, tính đến 19/3 USD đã tăng giá 12% so với EURO. Một số quốc gia khác đang chủ động giảm giá dòng tiền để kích thích xuất khẩu. Hiện đồng tiền Việt Nam đang giữ biên độ 1-2% so với USD, đồng nghĩa tiền Việt Nam đang tăng giá so với các đồng tiền khác.
Trước nhiều ý kiến đề xuất tiếp tục nới thêm tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, dù đợt điều chỉnh mới đây nhất cuối tháng 1/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng 1%, nhưng Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế dịch vụ lại có quan điểm trái ngược. “Phá giá VND không giúp tăng xuất khẩu nhiều” – ông Quốc Anh khẳng định.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu phá giá 1% có thể kích thích tăng xuất khẩu trong nước khoảng 0,2%, nhưng với Việt Nam, cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nên nếu phá giá VND thì chưa chắc đã hỗ trợ được xuất khẩu.
Chia sẻ với Infonetchiều qua, ngày 24/3, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại tại Hà Nội cũng nhìn nhận, việc tỷ giá ngoại hối nóng lên trong hệ thống ngân hàng những ngày qua phần nhiều là do tâm lý. Ông cũng cho rằng, việc nới thêm tỷ giá vào thời điểm này như nhiều quan điểm đưa ra là chưa đủ cơ sở và cần quan sát thêm dữ liệu mới có thể kết luận chuẩn xác. “NHNN sẽ có tính toán chính sách của riêng mình, nhưng một thông điệp đưa ra trấn an tâm lý sẽ giúp tỷ giá ổn định trở lại” – ông nói.
Trong một diễn biến mới nhất, tới chiều 25/3, tỷ giá USD trong ngân hàng đã "dịu" trở lại. Bảng niêm yết tỷ giá VND/USD trong các ngân hàng đã giảm, như Vietcombank giảm 40 đồng/USD so với buổi sáng, ở mức 21.465 - 21.525 đồng/USD.
Phương Trâm (T/h)
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước lên tiếng trước tin đồn tăng tỷ giá