您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【keo thom hom nay】Nửa cuối năm 2020: Nhiều thách thức đối với tăng trưởng kinh tế 正文

【keo thom hom nay】Nửa cuối năm 2020: Nhiều thách thức đối với tăng trưởng kinh tế

时间:2025-01-11 14:21:36 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Ngành dệt may được cho là đang trải qua cơn "ác mộng" khi dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới.Do đó keo thom hom nay

det

Ngành dệt may được cho là đang trải qua cơn "ác mộng" khi dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới.

Do đó,ửacuốinămNhiềutháchthứcđốivớităngtrưởngkinhtếkeo thom hom nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn còn rất khó lường… Đây là chia sẻ của bà Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế của Việt Nam trong gần nửa đầu năm 2020?

- Bà Trần Thị Hồng Minh: Trong gần nửa đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đứng trước cú sốc bất ngờ là sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, kinh tế Việt Nam quý I/2020 chỉ đạt mức tăng trưởng 3,82% - thấp nhất trong 11 năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ gần cuối tháng 4, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng và tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, cả nước bước sang giai đoạn vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế, nền kinh tế đã có những dấu hiệu dần dần phục hồi.

Biểu hiện, theo số liệu của Tổng cục Thống kê về tình hình đăng ký doanh nghiệp (DN) cho thấy, trong tháng 5, cả nước có 10,7 nghìn DN thành lập mới, tăng 36,1% so với tháng 4/2020, đồng thời, có hơn 5,05 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 32,7% so với tháng trước… Về đầu tư, các dự án đầu tư công (ĐTC) đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Vốn ĐTC thực hiện tháng 5/2020 ước tính đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, giải ngân vốn ĐTC đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2020 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước… Những số liệu trên cho thấy, với những thành công trong phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ DN của Chính phủ, hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN đã phần nào được khôi phục và kỳ vọng sẽ tiếp tục tiến triển tốt hơn trong nửa cuối của năm 2020.

minh
Bà Trần Thị Hồng Minh

* PV: Bà nhận định như thế nào về những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020?

- Bà Trần Thị Hồng Minh:Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm có thể kể đến trước hết là Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) đã được thông qua, trong đó EVFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2020. Khi thực thi EVFTA, nhờ các cam kết cắt giảm sâu nhiều dòng thuế, cũng như được hỗ trợ đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận với thị trường EU rộng lớn, gồm 27 quốc gia thành viên với hơn 500 triệu dân và tổng GDP hiện chiếm khoảng hơn 21% tổng GDP toàn cầu…

Bên cạnh đó, tiến độ giải ngân và thi công các dự án ĐTC trọng điểm đang được đẩy nhanh. Hiện tốc độ giải ngân vốn ĐTC 5 tháng đầu năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Nguồn vốn ĐTC có vai trò là “vốn mồi” kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư khác trong xã hội, do đó, nếu giải ngân vốn ĐTC nhanh và hiệu quả sẽ tạo ra sức lan tỏa rất lớn, là động lực kích thích nhiều DN tư nhân trong nước và nước ngoài gia tăng các dự án đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Song song với đó là cơ hội Việt Nam có thể đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngoài do dịch Covid-19, qua đó gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch. Ngoài ra, rủi ro lạm phát của Việt Nam hiện tại ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng…

* PV: Bên cạnh những cơ hội, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào trong nửa cuối năm 2020, thưa bà?

- Bà Trần Thị Hồng Minh:Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn hơn bao giờ hết. Nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 lần hai kèm theo các rủi ro về phong tỏa tổng cầu và đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn đang hiện hữu ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có những đối tác thương mại, đầu tư lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nền tảng vĩ mô trong nước còn yếu, chưa được cải thiện nhiều so với những năm trước, như môi trường thể chế, kinh doanh vẫn bộc lộ nhiều bất cập; tình trạng nhũng nhiễu DN vẫn còn, đơn cử, theo kết quả khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI 2019) được công bố mới đây cho thấy, vẫn có đến hơn 50% DN phải trả chi phí không chính thức.

Mặt khác, ĐTC được coi là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng năm 2020, tuy nhiên dù đã có cải thiện về tốc độ giải ngân vốn ĐTC so với cùng kỳ năm 2019, song qua gần nửa năm, tình hình giải ngân vẫn còn chậm (tính đến hết tháng 5/2020, giải ngân vốn ĐTC mới đạt gần 26% kế hoạch), đặc biệt năm nay lượng vốn cần giải ngân cao gấp hơn 2 lần so với năm ngoái.

Một yếu tố quan trọng khác là thách thức về nguồn nhân lực, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn hạn chế, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang kỳ vọng đón được “làn sóng” dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang, đòi hỏi nguồn cung lao động và chất lượng nguồn lao động phải đáp ứng tốt yêu cầu của các tập đoàn, DN nước ngoài…

* PV: Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã quyết định chưa điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và đặt mục tiêu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra. Muốn vậy, theo bà, cần tập trung vào những giải pháp nào?

- Bà Trần Thị Hồng Minh:Hiện nay diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn rất khó lường cũng như còn nhiều thách thức cho phát triển kinh tế Việt Nam trong nửa còn lại của năm 2020, do đó, để hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Trước hết, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC. Nếu giải ngân hết, giải ngân hiệu quả lượng vốn ĐTC theo kế hoạch là gần 700.000 tỷ đồng, thì sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP. Theo đó, cần ưu tiên nhiều hơn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở và dịch vụ y tế, phát triển khu vực nông thôn, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu…

Thứ hai, cần tận dụng cơ hội dịch chuyển đầu tư để gia tăng thu hút FDI. Trong khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, nhiều DN FDI đã và đang dịch chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với 3 lý do chính: chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng nhanh; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19 như “chất xúc tác” khiến tiến trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn. Do đó, Việt Nam cần có những hành động mau lẹ để tận dụng “cơ hội vàng” này.

Đồng thời, cần đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa, bởi quy mô tiêu dùng cá nhân của Việt Nam tương đương gần 82% GDP và đóng góp 11,87% GDP (năm 2019). Theo đó, nếu tiêu dùng cá nhân tăng thì sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Ngoài ra, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào một số đối tác kinh tế lớn. Đặc biệt, cần tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA để gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới…

* PV: Xin cảm ơn bà!

Diệu Thiện (thực hiện)