【bxh ya】Khi người đứng đầu cấp ủy tiếp công dân
Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo,ườiđứngđầucấpủytiếbxh ya chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại...
Bí thư Tỉnh ủy Lữ Văn Hùng (bìa phải) trao đổi với công dân tại một buổi tiếp dân định kỳ.
Đó là nội dung tại Quy định số 11-QĐi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân được Bộ Chính trị ban hành.
Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa công dân với Đảng và Nhà nước. Thông qua tiếp sẽ tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt hơn quyền tự do, dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột.
Quy định số 11 do Bộ Chính trị ban hành, có hiệu lực từ ngày 18-2-2019 nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân. Cụ thể, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp thực hiện tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần thiết và xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân; ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân...
Đối với Hậu Giang, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều lãnh đạo tỉnh, huyện, xã đã trực tiếp tiếp dân theo quy định, từng bước khắc phục tình trạng khoán trắng cho một số cơ quan chuyên môn.
Với vai trò là người đứng đầu cấp ủy, Bí thư Tỉnh ủy Lữ Văn Hùng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thường xuyên tổ chức nghe các địa phương và sở, ban, ngành báo cáo những vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, những vụ việc còn nhiều vướng mắc để kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm.
Nhiều vụ việc được Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp xuống địa bàn xem xét và tổ chức đối thoại trực tiếp với dân. Điển hình như vụ khiếu nại, tranh chấp đất tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp; vụ khiếu nại, kiến nghị của trên 20 hộ dân tại thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A về dự án khôi phục, mở rộng Quốc lộ 1, giai đoạn 1… Các vụ việc trên được Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp đối thoại, qua đó chấm dứt khiếu kiện, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích chính đáng, tạo sự phấn khởi, đồng thuận ủng hộ của người dân.
Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, người dân có khiếu nại, chia sẻ: “Bản thân tôi rất bức xúc bởi vụ việc khiếu nại của tôi kéo dài đã lâu, được UBND huyện Phụng Hiệp và UBND tỉnh giải quyết nhưng chưa thỏa đáng. Tuy nhiên, khi được Bí thư Tỉnh ủy tiếp và đề nghị cơ quan chức năng tỉnh xem xét thấu đáo lại, tôi cảm thấy rất hài lòng và mong muốn người đứng đầu cấp ủy của tỉnh sẽ giải quyết hợp lý hợp tình vụ việc của tôi”.
Còn ông Đặng Hồng, một lão thành cách mạng tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, cho rằng, nhìn nhận một cách khách quan, chính từ các cuộc tiếp dân, gặp gỡ trực tiếp người dân của Bí thư Tỉnh ủy như vừa qua đã khẳng định vai trò rất quan trọng của người đứng đầu một địa phương.
“Tôi cho rằng, việc người đứng đầu, đặc biệt là cấp ủy như Bí thư Tỉnh ủy, huyện ủy tiếp dân không chỉ là động thái an dân mà còn mang lại hiệu quả cao hơn trong tháo gỡ, giải quyết các điểm nóng, vướng mắc, tranh chấp trong dân”, ông Đặng Hồng nói.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là của người đứng đầu; cán bộ, công chức, bộ phận chuyên trách tiếp công dân chỉ có trách nhiệm tham mưu. Bởi vậy, khi được người đứng đầu, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy tiếp, người dân sẽ có tâm lý thoải mái. Họ cho rằng, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan Nhà nước sẽ là người có thẩm quyền quyết định nên hợp tác tích cực hơn…
Có thể thấy, nếu người đứng đầu cấp ủy quan tâm làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần huy động sự tham gia rộng rãi của công dân vào hoạt động quản lý của nhà nước, quản lý xã hội, tạo động lực thúc đẩy hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng.
Và thực tiễn cho thấy, nơi nào người đứng đầu quan tâm, giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân ngay từ đầu thì nơi đó sẽ không xảy ra điểm nóng…
Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân 1 lần/tháng Theo Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất 1 ngày; người đứng đầu cấp ủy cấp xã tiếp dân ít nhất 2 ngày. Bên cạnh đó, người đứng đầu cấp ủy sẽ tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến các cơ quan, tổ chức đơn vị còn khác nhau; những vụ việc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO