【bxh bolivia primera division】Lệ phí trước bạ: Phần quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương

时间:2025-01-26 02:53:55 来源:Empire777
Đề xuất sửa đổi,ệphítrướcbạPhầnquantrọngtrongtổngthungânsáchnhànướcvàngânsáchđịaphươbxh bolivia primera division bổ sung nhiều quy định về lệ phí trước bạ
Đã có hơn 95 nghìn giao dịch nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử trên cả nước
Kê khai giá chuyển nhượng bất động sản không đúng hợp đồng mua bán là vi phạm pháp luật
Lệ phí trước bạ: Phần quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương
Chính sách về lệ phí trước bạ rõ ràng, minh bạch đã tạo cơ sở cho người nộp thuế và cơ quan thu thuế thực hiện tốt chính sách. Ảnh: Thuỳ Linh.

Chính sách pháp lý đầy đủ

Bộ Tài chính cho biết, lệ phí trước bạ (LPTB) là một khoản tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc kê khai LPTB, người có tài sản được công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, các dữ liệu về chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản, về đặc điểm, giá trị tài sản trong quá trình kê khai được quản lý và cập nhật kịp thời, đóng góp kho dữ liệu quan trọng cho cơ quan Thuế và cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Hiện nay, các chính sách liên quan đến LPTB đã góp phần không nhỏ trong cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Cùng với LPTB đối với nhà, đất, Nghị định số 140/2016/NĐ-CP đã giao Bộ Tài chính ban hành bảng giá tính LPTB đối với ôtô, xe máy áp dụng chung cho toàn quốc, thay thế cho 63 bảng giá của 63 tỉnh như trước đây. Trường hợp giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường thấp hơn giá tính LPTB do Bộ Tài chính ban hành, thì giá tính LPTB là giá do Bộ Tài chính ban hành. Quy định này đã tạo thuận lợi cho việc khai, nộp LPTB qua mạng, góp phần hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết, thực hiện mục tiêu cải cách hành chính của Chính phủ và tăng cường công tác quản lý thuế, đảm bảo tính minh bạch trong việc xác định khoản thu.

Bên cạnh đó, Nghị định số 140/2016/NĐ-CP cũng đã quy định chi tiết các trường hợp được miễn LPTB, ghi nợ LPTB, chế độ khai, thu, nộp LPTB, đảm bảo phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật và thực tế phát sinh.

Chính sách về LPTB rõ ràng, minh bạch đã tạo cơ sở cho người nộp thuế và cơ quan thu thuế thực hiện tốt chính sách; hạn chế vướng mắc, khiếu nại của người nộp LPTB, tạo điều kiện thuận tiện cho cơ quan Thuế trong việc quản lý, giảm chi phí hành chính.

Bên cạnh đó, các hạn chế, vướng mắc phát sinh trong thời gian thực hiện các quy định tại Nghị định số 40/2016/NĐ-CP được khắc phục, sửa đổi kịp thời tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP. Theo đó, đã hoàn thiện các quy định liên quan đến bảng giá, giá tính LPTB, mức thu LPTB, đối tượng miễn LPTB và thủ tục khai thu LPTB, đảm bảo phù hợp với thực tế phát sinh và yêu cầu quản lý nhà nước.

Đóng góp quan trọng vào cơ cấu thu ngân sách

Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, LPTB là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Đây là nguồn thu đóng vai trò quan trọng trong tổng thu địa phương, góp phần đảm bảo ngân sách để chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý. Hàng năm, cơ quan Thuế địa phương đều tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đối với khoản thu này nhằm phát hiện những kẽ hở trong quản lý thu, các vướng mắc, những kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý hành thu để tiếp tục có giải pháp tăng cường quản lý, chỉ đạo quản lý, khai thác tốt nguồn thu cho ngân sách.

Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, số thu LPTB giai đoạn 2012-2020 bình quân khoảng 24.740 tỷ đồng/năm. Số thu này chiếm khoảng 2,1% tổng thu ngân sách nhà nước; 2,9% tổng thu nội địa và 4,8% tổng thu ngân sách địa phương.

"Sự tăng trưởng mạnh trong số thu LPTB qua các năm ngoài những yếu tố khách quan như sự phát triển kinh tế, tăng trưởng nhu cầu mua sắm và sở hữu tài sản, việc minh bạch và thống nhất hệ thống chính sách LPTB đã góp phần mở rộng cơ sở thu hợp lý, tạo hiệu quả trong việc quản lý thu LPTB", Bộ Tài chính nhận định.

Mặt khác, theo quy định tại Nghị định số 140/2016/NĐ-CP, các trường hợp không thu LPTB trước đây sẽ chuyển sang miễn để đảm bảo phù hợp với Luật Phí và Lệ phí về thẩm quyền của Chính phủ trong quy định miễn LPTB (quy định trường hợp không thu LPTB). Trong đó, quy định miễn LPTB đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất nông nghiệp do được khai hoang; nhà, đất của doanh nghiệp khoa học công nghệ, của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo...

Trong khi đó, quy định bổ sung miễn LPTB đối với tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao, tàu thủy, thuyền vận tải container và phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch đã góp phần thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo; phát triển giao thông vận tải.

Chính sách cho phép ghi nợ LPTB đối với đất và nhà gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ, góp phần giải quyết khó khăn cho hộ gia đình, cá nhân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, trong năm 2020, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành sản xuất ôtô trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP, theo đó quy định giảm 50% LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19.

Số thu LPTB tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 16% so với năm liền kề. Năm 2012, số thu LPTB chỉ đạt 11.816 tỷ đồng thì đến năm 2019, số thu LPTB tăng lên đạt 40.194 tỷ đồng, tăng 240% tương đương 28.378 tỷ đồng so với năm 2012.

Riêng năm 2020, số thu LPTB giảm 28% so với năm 2019, chỉ đạt 31.295 tỷ đồng (trong đó, số thu LPTB đối với ô tô là 24.679 tỷ đồng, đối với nhà, đất là 6.403 tỷ đồng). Nguyên nhân số thu LPTB năm 2020 giảm xuất phát từ những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, nhìn chung khi loại bỏ các yếu tố khách quan và bất khả kháng từ dịch bệnh, số thu LPTB luôn có tốc độ tăng ổn định trong các năm, chiếm một phần quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước và tổng thu ngân sách địa phương.

推荐内容