搜索

【ty so bong đá】Kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép sẽ bị xử lý hình sự

发表于 2025-01-10 11:35:55 来源:Empire777

QH

Kinh doanh vàng,àngngoạihốitráiphépsẽbịxửlýhìnhsựty so bong đá ngoại hối trái phép thu lợi từ 50 triệu đồng trở lên bị xử lý hình sự

Theo Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình của dự thảo Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày, dự thảo Luật còn một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau bao gồm: về mở rộng trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với Tội tài trợ khủng bố và Tội rửa tiền; Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội hiếp dâm và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Các điều luật có khoản quy định nhắc lại cấu thành cơ bản.

Ngoài ra, dự thảo Luật còn ý kiến khác nhau về: Sửa đổi một số điều luật có quy định tình tiết từ định lượng sang định tính; Quy định chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Quy định số lượng, khối lượng, thể tích, giá trị đối với hàng cấm làm căn cứ định tội, định khung hình phạt; Về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng; Về Tội gây ô nhiễm môi trường; Về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; Về không tố giác tội phạm và Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối.

Liên quan đến tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, có ý kiến đề nghị bổ sung các hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vào Điều 206 vì các hành vi này ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của các tổ chức tín dụng cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Cũng có ý kiến khác đề nghị không bổ sung hành vi kinh doanh này vì đây cũng là hành vi kinh doanh trái phép (đã được thay thế bằng các tội danh khác trong BLHS năm 2015).

Theo UBTVQH, thực tiễn thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp lợi dụng kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ để chiếm đoạt tài sản, huy động vốn dẫn đến hậu quả không thể khắc phục (như các vụ Công ty Cổ Phần đầu tư truyền thông và tiếp thị Sài Gòn, Công ty CP kinh doanh trang sức vàng quốc tế IG, Công ty Khải Thái… lợi dụng kinh doanh vàng trên tài khoản trái phép để chiếm đoạt tài sản của nhiều người hoặc để huy động vốn…) thì cần thiết phải quy định hành vi này để bảo đảm có căn cứ xử lý hình sự khi tội phạm xảy ra.

Mặt khác, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quy định đây là một trong các lĩnh vực cần phải có sự cho phép của NHNN mới được phép thực hiện. Do đó, UBTVQH tán thành với việc bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép vào Điều 206 của BLHS nhằm bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình phạm tội.

Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này cũng là cụ thể điểm g khoản 1 Điều 206 của BLHS năm 2015 “tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.

Không cụ thể hóa các tình tiết “nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”...

Một vấn đề khác trong dự thảo Luật cũng còn nhiều ý kiến khác nhau là sửa đổi một số điều luật có quy định tình tiết từ định lượng sang định tính (các điều 283, 284, 304, 305 của BLHS năm 2015). Qua tổng hợp ý kiến cho thấy có 2 loại ý kiến khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, một số quy định của BLHS năm 2015 khi cụ thể hóa quy định về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “vật phạm pháp có số lượng lớn” lại chưa phù hợp với thực tiễn (chuyển từ quy định gây hậu quả nghiêm trọng sang quy định về chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, gây thiệt hại về tài sản tại các điều 283, 284) hoặc liệt kê thiếu (chuyển từ vật phạm pháp có số lượng lớn sang quy định cụ thể số lượng một số loại súng, số lượng một số loại phụ kiện nổ tại các điều 304, 305). Do đó, đề nghị lấy lại quy định của BLHS năm 1999.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị cần phải chi tiết các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “số lượng lớn”... trong BLHS để bảo đảm minh bạch, thuận tiện trong áp dụng.

Theo UBTVQH, trong quá trình xây dựng BLHS năm 2015 thì chủ trương chung là cụ thể hóa các tình tiết định tính nhằm bảo đảm tính minh bạch nhưng vẫn còn khoảng 26 điều luật do tính chất phức tạp của hậu quả, không thể định lượng chi tiết được hậu quả là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng nên phải quy định định tính. Đồng thời, qua ý kiến của ĐBQH, các bộ, ngành và rà soát BLHS năm 2015 cho thấy một số điều luật đã định lượng hóa dẫn đến không phù hợp với hành vi phạm tội, bị chồng chéo với các điều luật khác.

Vì vậy, UBTVQH đề nghị các vị ĐBQH cho lấy lại cách quy định tình tiết định tính của BLHS năm 1999 về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn của BLHS năm 1999 trong một số điều luật cụ thể. Đồng thời, trong nghị quyết thi hành Luật, Quốc hội sẽ giao cho các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều luật này và 26 điều luật khác đang còn quy định định tính về hậu quả để bảo đảm bao quát và phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

5 dự án luật được xem xét, thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Quy hoạch. Dự kiến chương trình Hội nghị diễn ra từ ngày 3 đến 5/4/2017.

H.Y

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【ty so bong đá】Kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép sẽ bị xử lý hình sự,Empire777   sitemap

回顶部