当前位置:首页 > La liga

【kết quả cúp fa anh hôm nay】Doanh nghiệp vẫn thờ ơ với vấn nạn hàng giả

Vành xe máy có nguồn gốc Trung Quốc “đội lốt” các nhãn hiệu nổi tiếng,ệpvẫnthờơvớivấnnạnhànggiảkết quả cúp fa anh hôm nay do Hải quan Hải Phòng bắt giữ tháng 1-2015. Ảnh: Hải quan Hải Phòng cung cấp.

Đầu tháng 1-2015, Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ 1 container với gần 2.000 bộ vành xe máy có xuất xứ Trung Quốc giả nhãn hiệu của 2 nhà sản xuất tên tuổi ở trong nước.

Trong quá trình cơ quan Hải quan liên hệ với “khổ chủ” để tiến hành các biện pháp xử lý thì DN sở hữu nhãn hiệu sản phẩm trên có thái độ khá thờ ơ. Một cán bộ của Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng chia sẻ: Khi đơn vị liên hệ với 2 DN có sản phẩm bị làm giả thì một DN không có thông tin phản hồi, một DN khác thì trao đổi thông tin khá dè dặt. Điều này làm cho việc hoàn thiện hồ sơ để xử lý đối tượng, tang vật vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Trường hợp ở Hải Phòng không phải là cá biệt. Và dường như "cuộc chiến" chống hàng giả để bảo vệ lợi ích cho chính DN lại đang được DN phó mặc cho lực lượng chức năng.

Tại Hội nghị giao ban quý I-2015 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia mới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, một lần nữa nêu lên thực trạng đáng buồn này.

Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết: Có lẽ không ở quốc gia nào như nước ta, hàng năm các lực lượng chức năng bắt giữ khoảng 17.000 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả nhưng chỉ có khoảng 5 DN quan tâm, đến làm việc với cơ quan chức năng để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý, còn phần lớn các DN vẫn thờ ơ.

Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Cẩn cho rằng, bắt nguồn từ chính việc DN có sản phẩm bị làm giả sợ ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, dẫn đến ảnh hưởng doanh thu của DN. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ một bộ phận nhỏ DN cố tình tiếp tay cho hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Ngoài ra, công tác phối hợp giữa lực lượng chức năng với DN để chống nạn hàng giả còn hạn chế.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết thêm: Thời gian vừa qua, hầu hết DN quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các DN trong nước còn ít quan tâm đến lĩnh vực này. Một số lĩnh vực có DN chú trọng vấn đề chống hàng giả như lĩnh vực phân bón, thuốc lá. Theo ông Đỗ Thanh Lam, nhận thức, sự quan tâm của DN với vấn đề chống hàng giả còn hạn chế.

Để giải quyết vấn nạn hàng giả, trong một cuộc họp gần đây, đại diện các cơ quan chức năng cho rằng cần có chế tài xử lý mạnh hơn để đủ sức răn đe, bởi thực tế vừa qua các vụ xử lý hình sự liên quan đến hàng giả còn ít. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng chức năng với DN, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nhận biết được các tác hại của việc sử dụng hàng giả và những thủ đoạn, hành vi vi phạm về hàng giả để có sự chủ động phòng, chống...

分享到: