【lịch thi đáu ngoại hạng anh】Đấu giá biển số xe ô tô: Lo ngại quyền của người trúng đấu giá và chính sách thuế thu nhập
Đề xuất nộp toàn bộ nguồn thu từ đấu giá biển số ô tô vào ngân sách trung ương | |
Tăng nguồn thu thông qua đấu giá biển số xe |
Ảnh minh họa: Internet |
Ngày 7/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường đối với dự thảo Nghị quyết về ''thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá".
Tán thành với dự thảo, đại biểu Lưu Bá Mạc (đoàn Lạng Sơn) cho rằng việc ban hành Nghị quyết là cần thiết và có tác dụng tích cực như: Đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân được bình đẳng lựa chọn biển số xe theo sở thích và thông qua đấu giá, tăng thêm hiệu lực công tác quản lý đăng ký xe ô tô cá nhân và làm tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước từ việc đấu giá biển số xe ô tô.
Đại biểu Lưu Bá Mạc cũng khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm này là đúng thẩm quyền vì mục đích là để thí điểm một số nội dung còn vướng mắc so với quy định tại một số luật hiện hành như quy định về cấm mua bán biển số xe cơ giới, quy định về đấu giá tài sản công…
Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ ý kiến trái chiều liên quan đến quyền của người trúng đấu giá.
Theo đó, người nhận chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá theo xe của mình mà không được giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác của mình, không được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác là không phù hợp. Vì sau khi thực hiện thí điểm 3 năm xe gắn biển giá sau 2 đến 3 lần chuyển nhượng biển số chúng đã trúng đấu giá theo xe ô tô sẽ hết khấu hao, không được phép sử dụng và lưu hành.
Đại biểu Lưu Bá Mạc bày tỏ băn khoăn, liệu số xe trúng đấu giá đã nhận chuyển nhượng sẽ được dùng vào việc gì và cơ quan chức năng quản lý biển số xe này như thế nào? Vì thế, đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh theo hướng quy định người nhận chuyển nhượng được phép giữ lại biển số xe để đăng ký cho xe khác của mình như quyền của người đã trúng đấu giá sau khi chuyển nhượng, cho, tặng xe của mình cho người khác.
Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hoà) cho rằng, dự thảo nghị quyết vừa coi biển số xe là tài sản nhưng lại vừa coi đây là “tài sản đặc thù” nên hạn chế quyền của người trúng đấu giá. Ông cho rằng quy định như vậy là mâu thuẫn, vì khi là tài sản thì phải tuân theo bộ luật dân sự về tài sản để thống nhất. Hơn nữa, đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định thế nào là tài sản đặc thù mà chỉ có Thông tư số 162 của Bộ Tài chính quy định về tài sản cố định đặc thù.
Về quyền nghĩa vụ của người trúng đấu giá, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng biển số xe ô tô cũng như điện thoại di động, là những tài sản nằm trong kho tài nguyên số do nhà nước quản lý không có văn bản nào quy định nhưng số điện thoại di động được coi là tài sản của công dân và có quyền chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế.
Nếu hạn chế quyền của người trúng đấu giá, đại biểu cho rằng chủ trương đấu giá biển số ô tô nhằm bổ sung ngân sách đối với số tiền thu được sẽ rất hạn chế, không khuyến khích mọi người tham gia đấu giá. Do đó, đại biểu đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển xe ô tô.
Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) cho rằng cần phân chia hai cấp ngân sách từ nguồn thu thông qua đấu giá. Ảnh: Quochoi.vn |
Liên quan tới chính sách thuế và đăng ký tài sản, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) cho rằng biển số xe được chọn qua đấu giá là tài sản có thể có giá trị rất lớn, nên để đảm bảo công bằng xã hội, tránh các hành vi lợi dụng trục lợi khi kê khai tài sản, kê khai lệ phí trước bạ khi đăng ký xe, kê khai thu nhập thì cần thực hiện đăng ký tài sản. Hiện nay, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012 và Nghị định số 10 năm 2022 của Chính phủ về lệ phí trước bạ chưa có hai đối tượng thu nhập và tài sản này. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ và Quốc hội nghiên cứu xem xét, bổ sung quy định này vào trong nội dung Nghị quyết và Nghị định.
Về phân chia nguồn thu, đại biểu Phạm Văn Thịnh chỉ ra rằng, trong dự thảo Nghị quyết và Nghị định không đề cập đến phân chia nguồn thu nên như vậy số thu sẽ về ngân sách trung ương 100%. Theo đại biểu, nguồn thu từ đấu giá quyền chọn biển số nên phân chia hai cấp ngân sách trung ương và địa phương theo tỷ lệ 40-60. Điều này cũng công bằng giữa các địa phương, nơi đăng ký nhiều xe thì nhu cầu đầu tư cho hoạt động đảm bảo an toàn giao thông lớn hơn. Việc phân chia hai cấp ngân sách cũng là cách thức để khoản thu này tăng tính minh bạch.
Về lệ phí đăng ký và cấp biển xe ô tô, để đảm bảo rõ ràng, đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng, Nghị định của Chính phủ cần nêu rõ ngoài số tiền trúng đấu giá phải nộp, chủ phương tiện phải nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe ô tô theo quy định. Việc này sẽ đảm bảo công bằng giữa trước và sau khi áp dụng nghị quyết; giúp quản lý các nguồn thu liên quan đến đăng ký, cấp biển số xe được thuận lợi, minh bạch và khoa học.
相关推荐
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Thông tin về nạn nhân thứ 9 vụ ngạt khí lò vôi ở Thanh Hóa
- Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 28/6/2016
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân lên đường thăm Nhật Bản
- Trung Quốc: Nữ giảng viên cầu hôn nam sinh trước cửa lớp
- Tin tức 24h ngày QUA: Đã tìm thấy 4 thi thể khi trục vớt CASA 212