搜索

【kết quả u20 úc hôm nay】Hiểm nguy nghề biển cạn

发表于 2025-01-10 11:29:12 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Vì lợi ích trước mắt, nhiều ngư dân trên địa bàn huyện U Minh bất chấp hiểm nguy, ngày đêm lén lút khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ bằng phương tiện vỏ lãi composite. Mặc dù có thu nhập khá, nhưng cách đánh bắt này mang lại nhiều rủi ro và xâm hại nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản.

Như hàng trăm ngư dân hành nghề tại vùng biển cạn, cứ đến chập tối, anh Đặng Chí Dũng, một ngư dân ở cửa biển T29, xã Khánh Hội lại tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Phương tiện hành nghề chính là một chiếc vỏ lãi được trang bị đèn cao áp, cần câu mực, một vài tấm lưới. Và chỉ có một mình, anh lênh đênh suốt đêm trên biển. Không ít lần anh phải đối mặt với hiểm nguy.

Vì mưu sinh mà nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh bát chấp hiểm nguy, khai thác tại vùng biển ven bờ bằng vỏ lãi composite. Ảnh: Xuân Quang

Anh Đặng Chí Dũng nhớ lại: “Vào đêm 28, sáng 29 Tết vừa rồi, đang câu mực ngoài biển thì gió nổi lên cấp 6-7. Chúng tôi không ai câu được mà ráng thả neo chịu. Bữa đó nhiều vỏ lãi lắm, lại gần Tết mà không ai chạy vô nổi. Tới 5-6 giờ tối, bớt sóng gió, may nhờ có ghe lớn kéo vô bờ kịp về ăn Tết chứ cũng không tự chạy vô được”.

Biết hiểm nguy là vậy, nhưng theo anh Dũng, là do cái nghiệp với biển và vì mưu sinh, anh phải chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có không ít người đã phải bỏ nghề vì không chịu nổi cảnh sóng to, gió lớn.

“Lần đi lần Tết, có em rễ đi cùng. Tối về được nhà nhớ cảnh đó là nó khóc luôn. Đi biển ở đây lâu, tôi cũng sợ nhưng không sợ gì mấy, nhưng em rễ nào giờ mới đi, nó sợ lắm. Sau lần đó, nó đi Bình Dương làm công nhân chứ không đi biển nữa”.

Cùng với câu mực mé, nhưng đi trong tầm gần hơn từ 5 đến 10 hải lý là những người hành nghề đặt lú. Các ngư dân vì muốn có nhiều cá tôm nên chỉ dùng mắt lưới 2 phân. Dù đỡ nguy hiểm hơn câu mực, nhưng nghề này khai thác thủy sản theo cách tận diệt, do vùng biển ven bờ là nơi nhiều loài thủy sản trú ngụ và sinh sản. Càng đáng ngại hơn, khi các phương tiện này đa phần không trang bị dụng cụ cứu sinh.

Khi được hỏi tại sao không trang bị dụng cụ cứu sinh, anh Trần Chí Đoán, ngư dân ở cửa biển T29, xã Khánh Hội, cho biết: “Mùa này không sao đâu, mùa kia thì mình bỏ theo cái phao. Động thì mình nghỉ, êm thì mình ra. Ra ngoải gặp gió lớn, thấy chuyển giông thì mình bỏ lú chạy vô thôi”.

Ông Huỳnh Hoàng Tương, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, cho biết: “Mặc dù trong những tháng qua, xã đã tổ chức nhiều cuộc họp dân, thông qua các đoàn thể tuyên truyền vận động người dân trong việc khai thác ven bờ mang lại nhiều rủi ro. Tuy nhiên, do mưu sinh nên người dân vẫn hành ngành này”.

Đầu tư phương tiện để câu mực mé hoặc đặt lú chi phí không quá lớn, mà dễ thu lợi nên người dân ồ ạt làm. Hoạt động này đang vượt ngoài tầm kiểm soát của các ngành chức năng. Hiện không chỉ có ngư dân 2 xã ven biển Khánh Hội, Khánh Tiến mà dân các xã lân cận như Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Hòa cũng khai biển cạn.

Đến chạng vạng, từng đoàn vỏ lãi nối đuôi nhau chạy ra biển hành nghề. Đêm xuống là lúc các loại phương tiện khai thác hoạt động nhộn nhịp. Trong số đó có rất nhiều người một mình trên chiếc vỏ lãi composite tìm kế sinh nhai. Trong đất liền, những người vợ, người mẹ của họ chỉ biết thầm mong cho chồng, con của mình được bình an, có chuyến biển đầy ắp cá tôm khi sớm mai quay về.

Trần Chương

Ông Huỳnh Hoàng Tương cho biết thêm: “Cái khó trong quản lý là trên địa bàn xã có nhiều cửa biển nhỏ, phương tiện ra vào khó kiểm soát. vì thế, việc quản lý đối với lực lượng biên phòng chưa thể chặt chẽ. Giải pháp hiện nay là cần có phương án hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề để họ không khai thác theo kiểu như vậy nữa”.

 

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả u20 úc hôm nay】Hiểm nguy nghề biển cạn,Empire777   sitemap

回顶部