当前位置:首页 > World Cup

【đội tuyển nào vô địch euro nhiều nhất】Thói quen mua sắm sau đại dịch đang dần thay đổi

Trong một nghiên cứu toàn cầu,óiquenmuasắmsauđạidịchđangdầnthayđổđội tuyển nào vô địch euro nhiều nhất 2/3 người tham gia khảo sát cho hay sẽ đến lại các cửa hàng truyền thống trong những tháng tới, nhưng hầu hết (73%) trong số họ không muốn ở lâu trong cửa hàng.

65% người tham gia khảo sát vẫn lo lắng về việc tiếp xúc với người khác. Một số người thậm chí còn không muốn vào cửa hàng để mua hàng. Điều này do tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhiều người e dè tiếp xúc đám đông.

{ keywords}
Sau đại dịch, thói quen mua sắm của người dùng đã nghiêng nhiều về xu hướng online. (Ảnh: Hải Đăng)

Các thông tin trên nằm trong Nghiên cứu thường niên về mua sắm toàn cầu lần thứ 14 do Zebra (NASDAQ: ZBRA), hãng cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp, công bố.

Cũng theo nghiên cứu, gần 3/4 (73%) người mua muốn được giao hàng tại nhà thay vì nhận hàng tại cửa hàng hoặc địa điểm khác. Hơn ba phần tư (77%) nói họ đặt hàng trên thiết bị di động.

Không chỉ thế hệ X, Y, Z quen với thương mại điện tử, khảo sát này cho thấy hơn một nửa số người lớn tuổi (sinh năm 1964 trở về trước) bắt đầu sử dụng thương mại di động (m-commerce). 35% nhóm này nói rằng họ đã sử dụng các ứng dụng di động để đặt món ăn hoặc mua thực phẩm.

Bên cạnh việc hạn chế đến các cửa hàng sau đại dịch, người mua cũng hình thành thói quen mới trong việc dùng thiết bị di động khi mua hàng. Khoảng một phần ba người tiêu dùng cho biết, họ sử dụng thiết bị di động để so sánh giá hoặc duyệt các trang web trực tuyến để tìm sản phẩm trong khi mua sắm.

58% người mua tra cứu thông tin trên điện thoại thông minh thay vì yêu cầu nhân viên cửa hàng giúp đỡ. Hơn 25% người đặt hàng trên website cửa hàng trong khi đang đi mua sắm, một số còn hoàn thành đơn hàng trên thiết bị di động để được giao hàng tận nhà.

Điều này cho thấy xu một xu hướng mua hàng đa kênh dần hình thành, do đó, các nhà bán lẻ buộc phải mở kênh bán online bên cạnh việc phục vụ khách tại chỗ.

Ông Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á (SEA) của Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương cho hay, đại dịch khiến nhu cầu mua hàng trên di động và giao hàng tận nơi gia tăng theo cấp số nhân, đặc biệt trong bối cảnh các nhà bán lẻ khuyến khích giao dịch thương mại di động.

“Để thích ứng với những thay đổi về hành vi người tiêu dùng này, nhiều nhà bán lẻ đã điều chỉnh quy trình và nhìn nhận lại tầm quan trọng của công nghệ”, ông Christanto nhận định.

Do xu hướng mua sắm trực tuyến lẫn trực tiếp hoà trộn với nhau, nghiên cứu nói trên cho thấy ngày càng nhiều nhà bán lẻ tăng hiệu quả xử lý đơn hàng, nhất là đơn trực tuyến. Họ cũng tìm cách cải thiện việc lựa hàng, đóng gói, tận dụng cửa hàng thành địa điểm nhận và trả hàng nhằm giảm áp lực cho kho bãi.

Ông Christano cho biết, các nhà bán lẻ tại Việt Nam thuộc lĩnh vực siêu thị bách hoá, cửa hàng tiện lợi, siêu thị di động, chuỗi cà phê thương hiệu quốc tế,… đang sử dụng các thiết bị chuyên dụng cho doanh nghiệp như máy quét mã vạch, máy đếm sản phẩm trong kho, máy in mã vạch,… nhằm cải thiện hiệu quả bán hàng.

Trả lời ICTnews về sự khác biệt của một sản phẩm dành cho doanh nghiệp và sản phẩm cho khách hàng cuối, chẳng hạn như máy tính bảng, bà Tracy Yeo, Phụ trách thị trường Việt Nam của Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, tablet dành cho hai đối tượng khách hàng này về cơ bản rất khác nhau.

Chẳng hạn, máy tính bảng dành cho người dùng thông thường sẽ thay đổi mẫu mã liên tục, ví dụ 6 tháng một lần. Tuy nhiên, sản phẩm dành cho doanh nghiệp phải có vòng đời 6-10 năm để tiết kiệm chi phí nâng cấp. Sản phẩm dành cho doanh nghiệp cũng phải bền bỉ theo tiêu chuẩn nhất định, không dễ bị nứt vỡ khi rơi rớt. Thêm vào đó, máy tính bảng thông thường dùng camera quét hình ảnh, trong khi thiết bị cho doanh nghiệp phải dùng cảm biến quét để tăng độ chính xác. Pin cho máy tính bảng doanh nghiệp cũng có thể sạc rời, kéo dài thời lượng hoạt động liên tục hơn 8 tiếng đồng hồ để thuận tiện sử dụng trong môi trường cửa hàng, nhà máy, phân xưởng,…

Khảo sát của Zebra cho thấy lực lượng lao động sau dịch của các nhà bán lẻ cũng bị thiếu hụt, do đó các cửa hàng có kế hoạch triển khai phần mềm quản lý lực lượng lao động và quản lý công việc trong năm tới.

Hải Đăng

Nhà bán lẻ công nghệ thay đổi để thích ứng sau dịch

Nhà bán lẻ công nghệ thay đổi để thích ứng sau dịch

Các nhà bán lẻ lớn nhỏ như FPT Shop, Thế Giới Di Động, CellphoneS đều có những thay đổi mạnh sau dịch nhằm mở ra những cơ hội kinh doanh mới.

分享到: