您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kèo 0-0.5 là gì】Bộ Y tế thừa nhận đã và đang có dịch sởi

Ngoại Hạng Anh4人已围观

简介Trước quá nhiều câu hỏi dư luận đặt ra cho ngành Y tế xung quanh dịch sởi, Bộ Y tế đã phải tổ chức h ...

dich soi

Trước quá nhiều câu hỏi dư luận đặt ra cho ngành Y tế xung quanh dịch sởi,ộYtếthừanhậnđãvàđangcódịchsởkèo 0-0.5 là gì Bộ Y tế đã phải tổ chức họp báo vào chiều nay (18/4) tại Hà Nội.

Bộ đã rất “nóng” chỉ đạo, nhưng tại địa phương quá lơ là !?

Với con số 112 trẻ tử vong do sởi và liên quan đến sởi mà Bộ Y tế thông báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long thừa nhận đang có dịch sởi, song ông cũng cho rằng: "Khi có dịch Bộ đã rất “nóng” trong chỉ đạo và giám sát còn các địa phương thực hiện lại quá lơ là, thậm chí một số nơi còn không triển khai thực hiện. Các địa phương cần phải xem lại việc này".

Theo ông Long, ngay từ cuối năm 2013 khi có những ổ dịch nhỏ tại Yên Bái, Lai Châu, Hà giang, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn triển khai ngay các biện pháp khống chế. Đến khi dịch có dấu hiệu lan ra các tỉnh thì ngay lập tực Bộ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch tiêm vét vắc xin cho trẻ dưới 2 tuổi, trong khi vụ dịch năm 2009, việc tiêm vắc xin chỉ được triển khai ở các vùng, ổ dịch. Điều này cho thấy, Bộ Y tế đã lường trước được khả năng nguy cơ lan truyền dịch sởi.

Việc dư luận cho rằng Bộ Y tế đã chậm chễ trong việc công bố dịch, vị Thứ trưởng này cũng giải thích rằng: dù công bố hay không thì hiện nay Việt Nam đã và đang có dịch sởi. Hơn nữa, tất cả các biện pháp chuyên môn đều phải thực hiện theo quy định.

Hiện tại nhiều nước không gọi là công bố dịch nữa mà dùng từ thông báo dịch. Nếu dịch bệnh diễn biến quốc gia không kiểm soát được sẽ được thông báo là tình trạng khẩn cấp hoặc công bố dịch. Khi đó sẽ áp dụng các biện pháp hành chính chặt chẽ như đóng cửa trường học, hạn chế họp chợ, giao thông đi lại…

Trả lời câu hỏi Bộ Y tế có minh bạch trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dịch sởi, ông Long cho biết, trong số 112 trường hợp tử vong thì có 25 ca được xác định do sởi là đúng, còn lại là liên quan đến các bệnh lý khác.

“Thực tế cho thấy, có rất nhiều trẻ bị mắc sởi trên nền của nhiều bệnh lý khác nên không thể nói là tử vong hoàn toàn do sởi”, ông Long khẳng định.

Quyết liệt tiêm phòng vắc xin

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, chủ yếu lây qua đường hô hấp có khả năng lây nhiễm rất cao đặc biệt đối với trẻ chưa có miễn dịch với vi rút.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong giai đoạn 2000-2012, nhờ có vắc xin đã cứu sống cho 13,8 triệu trẻ em trên thế giới. Tuy nhiên, sởi vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mỗi giờ trôi qua toàn cầu lại có 14 trẻ tử vong do sởi. Từ cuối năm 2013 đến nay, thế giới đã ghi nhận 181.813 trường hợp mắc sởi.

Trong khi đó tại Việt Nam, dịch sởi năm 2014 có số mắc thấp hơn so với vụ dịch năm 2009-2010, tuy nhiên, số trường hợp mắc nặng và tử vong sẽ tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân được cho là do số bệnh nhân là trẻ em nhỏ trong đó có nhiều em dưới 9 tháng chưa được tiêm chủng nên diễn biến bệnh nặng phải điều trị thời gian dài. Hiện các chủng vi rút gây bệnh sởi tại Việt Nam chưa có sự biến đổi về gen cũng như độc lực của vi rút.

Vì thế, để sớm kiểm soát hoàn toàn dịch sởi trên phạm vi toàn quốc, ông Long cho biết sẽ tăng cường rà soát quy trình khám và điều trị bệnh, sàng lọc phân loại bệnh nhân nghi sởi ngay tại khoa khám bệnh để có phương án điều trị hiệu quả; đồng thời kiểm soát phòng chống lây nhiễm chéo đối với bệnh nhi đang điều trị trong bệnh viện, phân tuyến điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, ông Long nhấn mạnh để có thể kiểm soát dịch bệnh hiệu quả thì việc tiêm chủng vắc xin cần phải được tiến hành quyết liệt. Bởi chỉ có tiêm vắc xin mới được coi là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất, bảo vệ 95% trẻ tiêm chủng khỏi mắc sởi.

GS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cũng cho rằng, không có biện pháp đặc trị nào hữu hiệu như tiêm phòng vắc xin. Chỉ tiêm phòng mới khống chế được dịch sởi./.

Thúy Nga

Tags:

相关文章