【kết quả bóng đá quốc gia úc】Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được quy định ra sao?

ngan sach nha nuoc cho phong chong thien tai duoc quy dinh ra saoNSNN chi cho phòng chống thiên tai phải thành mục riêng
ngan sach nha nuoc cho phong chong thien tai duoc quy dinh ra saoNgân sách nhà nước đảm bảo phần lớn kinh phí chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
ngan sach nha nuoc cho phong chong thien tai duoc quy dinh ra saoĐại biểu Quốc hội đồng ý lập Quỹ Phòng, chống thiên tai nhưng phải quản chặt chẽ
ngan sach nha nuoc cho phong chong thien tai duoc quy dinh ra sao
Toàn cảnh phiên biểu quyết

Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ luật, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua khoản 6 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 9 Luật Phòng, chống thiên tai quy định về ngân sách nhà nước cho phòng chống thiên tai; khoản 4 Điều 2 sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Đê điều về việc bỏ quy định cầu dẫn trên bãi sông khi xây cầu qua tuyến sông có đê.

Về nội dung ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều nêu rõ: Ngân sách nhà nước bảo đảm cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hàng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.

Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.

Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, đối với ngân sách nhà nước cho phòng chống thiên tai (Khoản 6 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 9 Luật Phòng chống thiên tai), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai cần bổ sung mục chi riêng trong mục lục ngân sách nhà nước để tập trung, chủ động nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, tránh tình trạng thiếu hụt và chậm trễ trong phân bổ, sử dụng.

Ý kiến khác đề nghị không nên quy định nội dung này trong Luật, mà để văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước quy định.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, qua giám sát và báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, ngân sách nhà nước cho phòng chống thiên tai mặc dù được Nhà nước quan tâm nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần của kế hoạch phòng chống thiên tai.

Do nguồn lực thiếu nên ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung cho công tác ứng phó thiên tai và hỗ trợ một phần cho khắc phục hậu quả thiên tai, nhiều hoạt động phòng chống thiên tai còn chưa được thực hiện. Việc sử dụng còn thiếu tập trung, thiếu đồng bộ do sử dụng từ nhiều nguồn, nhiều cơ quan quản lý nên việc cần có mục chi trong mục lục ngân sách nhà nước là cần thiết.

Tuy nhiên, theo Luật Ngân sách Nhà nước, nội dung này được quy định trong văn bản dưới Luật (Điều 26). Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép không bổ sung nội dung này trong Luật và đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện trong văn bản dưới Luật.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Thể thao
上一篇:Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
下一篇:Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội