游客发表
发帖时间:2025-01-10 01:59:43
Bối cảnh dịch bệnh chưa từng có tiền lệ diễn ra suốt hơn 2 năm qua đã đặt ra yêu cầu đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, yêu cầu phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu cơ bản trong quản lý, điều hành nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện có các biến động lớn trong, ngoài nước.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tác động sâu và nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới và trong nước, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, việc gắn kết chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ càng được đề cao hơn bao giờ hết. Nhờ đó, việc điều hành linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ tiết giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời duy trì ổn định vĩ mô, góp phần quan trọng vào các thành quả đạt được của nền kinh tế.
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
Đáng kể nhất đó là sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa- tiền tệ để giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Ở góc độ chính sách tài khóa, chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu ngân sách nhà nước (NSNN) khác để giúp doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, nhiều giải pháp về tiền tệ, tín dụng đã được thực hiện đồng bộ, để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, người dân; trong đó có giảm lãi suất, giữ nhóm nợ, cho vay chính sách để trả lương ngừng việc đối với người lao động và hỗ trợ người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch; định hướng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...
Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 225,5 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn), cụ thể: số tiền được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 90,5 nghìn tỷ đồng. Thực tế thực hiện tính đến cuối tháng 7/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ước khoảng 89,2 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế gia hạn khoảng 43 nghìn tỷ đồng; số tiền miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 46,2 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh nguồn thu NSNN chịu nhiều tác động kém thuận lợi bởi dịch Covid-19 những năm vừa qua (vừa chịu sức ép từ suy giảm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa giảm thu do thực hiện các giải pháp hỗ trợ), trong khi đó vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi NSNN cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt là việc tăng nhu cầu chi về an sinh xã hội, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh... đã tạo ra thách thức lớn với cân đối NSNN.
Ước tính hỗ trợ hơn 225 nghìn tỷ đồng trong năm 2022Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 225,5 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn), cụ thể: số tiền được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 90,5 nghìn tỷ đồng. |
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn luôn xác định đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho NSNN và cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, dự kiến trong thời gian tới, tình hình chính trị trên thế giới còn phức tạp, dịch bệnh trong nước vẫn chưa chấm dứt. Trong bối cảnh đó, khó khăn, thách thức đặt ra với ngành Tài chính là rất lớn, cần phải quyết liệt thực hiện thành công các mục tiêu cân đối nguồn lực ngân sách cho các nhiệm vụ phòng, chống dịch, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế xã- hội và đảm bảo mức bội chi ngân sách hợp lý. Cùng với đó, ngành Tài chính phải giữ vững an toàn nợ công, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接