Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais ổngthưkýOPECbảovệquyếtđịnhcắtgiảmsảnlượngdầumỏsoi kèo nhà cái bet88phát biểu trong cuộc họp ở Caracas, Venezuela ngày 14/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 6/2, Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais khẳng định quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô hồi tháng 10/2022 là đúng đắn, đồng thời nêu bật vai trò của Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) trong việc hỗ trợ bình ổn thị trường.
Phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ, Tổng thư ký Haitham Al Ghais cho rằng cần công nhận nỗ lực và vai trò tích cực của OPEC+ trong thực hiện mục tiêu ổn định thị trường trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Ông Al Ghais cho biết, tại cuộc họp của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) ngày 1/2, JMMC đã xem xét các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất dầu thô trong tháng 11-12/2022 và đưa ra kết luận rằng "quyết định hồi tháng 10/2022 là hợp lý."
Sau buổi nhóm họp hôm 1/2, OPEC+ cũng thống nhất duy trì chiến lược sản lượng hiện tại đến cuối năm 2023.
Bên cạnh đó, ông Al Ghais cũng tái khẳng định cam kết giám sát thị trường chặt chẽ của OPEC, kể cả với những thay đổi trong nhu cầu đối với dầu mỏ, đặc biệt khi việc Trung Quốc mở cửa trở lại được dự báo sẽ khiến nhu cầu trên toàn cầu đạt kỷ lục trong năm nay.
Ông Al Ghais cho rằng OPEC+ vẫn giữ được sự tín nhiệm của thế giới và hoàn toàn đủ tự tin để đưa ra những quyết sách phù hợp, cũng như đủ khả năng ứng phó kịp thời trong một lĩnh vực thường xuyên xảy ra biến động.
Hôm 4/2, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arbia - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết sẽ rất thận trọng trong việc đưa ra quyết định tăng sản lượng dầu.
Tại cuộc họp ngày 5/10/2022, OPEC+, liên minh gồm 23 quốc gia sản xuất dầu mỏ, đã quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến cuối năm 2023, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Quyết định của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn, đặc biệt là Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá đây là chiến lược khôn ngoan khi thực tế đã giúp giá dầu hạ nhiệt, từ mức kỷ lục trong 14 năm là gần 140 USD/thùng vào tháng 3/2022, hiện xuống khoảng 80-85 USD/thùng.
Giá dầu mỏ đã biến động mạnh kể từ khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Sau khi tăng lên mức cao nhất trong 14 năm là gần 140 USD/thùng vào tháng 3 năm ngoái, giá dầu Brent hiện đang giao dịch trong khoảng 80-85 USD/thùng.
Các hoạt động thăm dò dầu khí cũng đã được thúc đẩy trong năm ngoái sau thời gian đình hoãn do đại dịch COVID-19./.