【lich thi dau brazil】Giải quyết tranh chấp với nước ngoài nên dùng trọng tài quốc tế

作者:Cúp C1 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 00:55:13 评论数:

giai quyet tranh chap voi nuoc ngoai nen dung trong tai quoc te

Sử dụng phương thức trọng tài quốc tế để đảm bảo khách quan,ảiquyếttranhchấpvớinướcngoàinêndùngtrọngtàiquốctếlich thi dau brazil công bằng và không có sự thiên vị. Ảnh: Interrnet

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) và Trung tâm Giải quyết tranh chấp Quốc tế Seoul (SIRDC) đã tổ chức Hội thảo “Sử dụng hiệu quả Trọng tài quốc tế tại Việt Nam và Hàn Quốc trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư” vào ngày 13/7 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực VIAC cho biết, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong khu vực và thế giới, là địa chỉ hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam và là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với hơn 5.000 DN Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư, thương mại tại Việt Nam và nhiều trong số đó là các nhà thầu xây dựng.

Trong đó, ông Dương nhấn mạnh, lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục là lĩnh vực có nhiều dư địa phát triển. Nhưng đi kèm với đó là nhu cầu cần đến các phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn, hiệu quả bởi đặc điểm đặc thù của loại tranh chấp trong hoạt động này là thường có trị giá tranh chấp rất lớn và tính chất phức tạp.

Chính vì thế, các chuyên gia và DN tham dự hội thảo đều đánh giá cao việc sử dụng phương thức trọng tài, đặc biệt là trọng tài quốc tế để các vụ việc được xử lý theo thông lệ quốc tế, không phải tuân theo quy định pháp luật của mỗi nước.

Ông Kwon Heehwan, Tổng Thư ký KCAB cho rằng, nhờ phương thức này, các tranh chấp kiện tụng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được giải quyết đảm bảo sự khách quan và công bằng, mà không có sự phiến diện và thiên vị nào.

“Nếu chúng ta có bên nước ngoài tham gia vào tranh chấp, thì càng cần phải được giải quyết ổn thoả. Các vụ tranh chấp cần sử dụng trọng tài quốc tế được chia theo các mảng khác nhau như: cơ sở hạ tầng, bất động sản...”, ông Kwon Heehwan nói.

Cũng theo ông Kwon Heehwan, theo pháp luật của Hàn Quốc, KCAB là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế tại Hàn Quốc bằng trọng tài. Tại KCAB, 75% các vụ tranh tụng và tố tụng được diễn ra bằng tiếng Anh. Trung bình mỗi năm, KCAB tiến hành giải quyết 400 vụ khiếu nại và tố tụng.

Tại Việt Nam, hiện có 18 trung tâm trọng tài và đã có khung pháp lý về trọng tài như: Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Luật thi hành án dân sự 2008, Luật Trọng tài thương mại 2010, Bộ luật dân sự 2015, Nghị định 22/2017/ND-CP về hòa giải thương mại.

Giáo sư Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học pháp lý VIAC cho hay, Luật Trọng tài 2010 đã được soạn thảo với ý tưởng tiếp thu các thực tiễn quốc tế để thúc đẩy việc sử dụng trọng tài thương mại và chia sẻ gánh nặng với hệ thống tòa án đang quá tải tại Việt Nam.

Vì thế, để nâng cao xu thể xử kiện bằng trọng tài tại Việt Nam, ông Hạnh khuyến nghị cần tiếp tục cải thiện Luật trọng tài ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu theo các cam kết của Việt Nam tại các hiệp định thương mại tự do, cam kết WTO... Đặc biệt là vấn đề quyền hạn và vai trò của Tòa án ở Việt Nam đối với hoạt động trọng tài, bởi hiện nay, thẩm quyền của tòa án và trọng tài chưa được rõ ràng khiến trọng tài mất đi tính độc lập và rủi ro phán quyết trọng tài bị hủy, khiến lòng tin của nhà đầu tư bị giảm sút.