【các cặp đấu c1】Người gieo hạt mùa xuân
THẦY HỒ KIM CÔNG - MỘT CON NGƯỜI ĐẶC BIỆT
Ra trường,a xucác cặp đấu c1 về với Phước Long đầy gian khó, tôi và những đồng nghiệp cùng thời đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của lãnh đạo ngành giáo dục Phước Long, đặc biệt là thầy Hồ Kim Công khi ấy là Phó phòng Giáo dục phụ trách chuyên môn.
Thầy Công luôn tận tâm, trọng người có năng lực. Cách nhìn người của thầy chuẩn xác và tinh tường. Những người được thầy Hồ Kim Công chọn xây dựng mạng lưới chuyên môn ở các trường đều là giáo viên nhiệt huyết, tài năng. Ngày đó, vấn đề lý lịch là một rào cản. Nhưng thầy Công luôn coi trọng hiệu quả công việc và trao cho đồng nghiệp niềm tin, trách nhiệm. Được thầy Công lựa chọn, các giáo viên đều nỗ lực hết mình, trong đó phải kể đến thầy Phạm Hồng Khanh, sau này là Phó chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập; thầy Nguyễn Bạch Hải, sau này là Phó phòng GD&ĐT Phước Long; thầy Nguyễn Thiện Hạnh, thầy Nguyễn Thanh Phú, cô Dương Thị Ngay, cô Vũ Thị Vân... đều là những nhà giáo có nhiều thành tựu trong công tác quản lý và giảng dạy. Nhắc đến thành tích của mình, các thầy cô đều có chung ý kiến: Nhờ sự phát hiện, trao việc đúng người của thầy Hồ Kim Công!
Với riêng tôi, sự quan tâm dìu dắt của thầy Hồ Kim Công đã khơi lên những hoài bão, ước mơ và đưa cuộc đời tôi rẽ sang bước ngoặt vô cùng lớn.
Thầy Hồ Kim Công
Năm 1985, tôi tình nguyện về Phước Long dạy học. Thời kỳ đó vô cùng khó khăn nên tôi muốn về gần nhà để đỡ đần cha mẹ cho các em được học lên. Nhưng tổ chức phòng đã phân công tôi về dạy tại Trường cấp II-III Phước Long - trường lớn nhất huyện hồi đó. May nhờ một người quen là lãnh đạo huyện Phước Long, nguyện vọng của tôi đã được Phòng Giáo dục đồng ý. Thầy Hồ Kim Công gặp tôi và nói: “Phòng đồng ý cho em về Long Hưng nhưng khi phòng cần người về dạy học sinh giỏi thì em phải lên”. Tôi mừng quá, cảm ơn thầy rối rít.
Mọi việc rất thuận lợi khi tôi được về gần nhà. Hết tập sự, tôi được bổ nhiệm hiệu phó chuyên môn, rồi được đi học đào tạo cán bộ quản lý khi mới gần 22 tuổi. Khi có con nhỏ, tôi xin thôi công tác quản lý, chuyển lên xã Đức Hạnh để thuận tiện việc gia đình. Chưa được bao lâu, nhà tôi bị cháy, tài sản bị thiêu rụi, khó khăn chồng chất. Lúc đó lãnh đạo Phòng Giáo dục đã đến thăm, giúp đỡ thiết thực về vật chất. Riêng thầy Hồ Kim Công còn động viên, khích lệ, khơi dậy những hoài bão, ước mơ trong tôi. Thầy bàn với lãnh đạo phòng điều tôi về dạy tại trung tâm huyện để thuận lợi hơn cho tôi, vừa phát huy hết năng lực của tôi. Từ đó, tôi hết mình cho việc giảng dạy. Tôi dạy Giáo dục công dân tại trường, luyện thi cho học sinh lớp 9 và lớp 12 môn Văn ở nhà. Học sinh của tôi nhiều em đậu thủ khoa các trường chuyên, đại học tốp đầu. Tiếng lành đồn xa, nhà tôi giống như một trung tâm học tập. Tôi được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin tưởng, quý trọng.
Cuộc sống đỡ khó khăn, tôi quay trở lại sáng tác văn học là niềm say mê từ khi còn nhỏ. Tôi giành được nhiều giải thưởng uy tín của khu vực và cả nước. Năm 2020, tôi được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và hiện là phóng viên thường trú Thời báo Văn học khu vực Bình Phước.
Trải bao năm tháng với những thăng trầm của cuộc đời, nếm trải bao vui buồn, cay đắng, tôi chưa bao giờ quên những ngày gian nan xưa. Nếu ngày ấy không may mắn được gặp thầy Hồ Kim Công - người lãnh đạo có tâm, có tầm và có tài thì chắc tôi cũng chỉ là cô giáo vùng sâu. Những kiến thức tôi nhọc nhằn tích lũy sẽ rơi rụng một cách vô ích. Tôi đã nỗ lực không ngừng để tri ân và tôi đã thực sự được sống trong hạnh phúc của nghề.
ÂN TÌNH VÀ ĐA TÀI
Thầy Hồ Kim Công là người đặc biệt, đa tài. Ông làm thơ hay và thơ ông luôn lạc quan, gần gũi, dạt dào tình yêu, niềm tự hào về mảnh đất và con người Bình Phước. Hai tập thơ, trong đó có bài thơ “Đồng Xoài và em gái” cùng một số bài thơ khác được nhạc sĩ Đỗ Minh Huệ phổ nhạc là một gia tài nghệ thuật đáng nể đối với một người sáng tác không chuyên. Chưa hết, thầy còn tham gia viết báo. Đó là những bài báo ngắn gọn, chân thực, nhẹ nhàng mà sâu sắc, đúc kết được những phương châm sống và hành động cho con người, nhất là những người làm quản lý.
Thầy đã nghỉ hưu, trở thành công dân của thành phố mang tên Bác nhưng vẫn nặng lòng, trăn trở với với Bình Phước - mảnh đất một thời gắn bó. Trước thềm xuân mới, tôi muốn viết về thầy, người luôn đi gieo những hạt lành trong khu vườn mùa xuân, khu vườn của tri thức, khát vọng và lòng nhân ái. Thật vui và tự hào biết mấy, khi những hạt lành ấy đã nẩy mầm, lên xanh và đơm hoa kết trái.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- Tin sao Việt 19/11: MC Thanh Thanh Huyền khoe đường cong thanh xuân
- Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng DNNVV APEC 2017: Thông qua 3 văn kiện quan trọng
- Áp lực từ thế giới kéo vàng trong nước lùi xa mốc 42 triệu đồng
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Hà Nội khai mạc Hội chợ Vàng khuyến mại năm 2019
- Khai mạc Hội chợ và triển lãm Thời trang quốc tế Việt Nam 2019
- Cuộc thi thiết kế logo kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Bỉ
- Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- Nhiều món quà ý nghĩa tặng thầy, cô nhân ngày 20/11
- Chứng khoán 24/4: VN
- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hội đàm song phương với Bộ trưởng một số nền kinh tế thành viên APEC
- Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- Vũ Thắng Lợi thăng hoa với các ca khúc về Hà Nội
- Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức 280 đợt kiểm tra, phạt vi phạm trên 1,9 tỷ đồng
- Giá dầu thế giới tăng trước kỳ vọng về thỏa thuận Mỹ
- Bánh kẹo Hải Châu bị phạt hành chính chứng khoán hơn 400 triệu đồng
- Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- Đường sắt nhận trực tuyến vận chuyển hàng từ nhà đến nhà