Chuyển đổi số để phát triển du lịch Việt Nam | |
Hàng nghìn tour du lịch được đặt mua tại Ngày hội Du lịch TPHCM | |
Nhiều tour khuyến mãi kích cầu du lịch hè 2020 tại Ngày hội Du lịch TPHCM |
TheịchViệtthấtthutỉjordan vs han quoco dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới giảm khoảng 1,1 tỷ lượt khách, thiệt hại dịch Covid-19 cho ngành Du lịch lên tới 1.100 tỷ USD, khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành du lịch mất việc làm.
Ngành du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc.
Ngành vận chuyển, hàng không quốc tế cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường khách quốc tế đã khiến ngành Du lịch và nhiều doanh nghiệp lữ hành “lao đao” khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Việc dừng đón khách quốc tế từ tháng 3/2020 đã khiến 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt khoảng 10-15%. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc.
Ngoài ra, sự mất cân bằng còn thấy vào mùa cao điểm hoặc các dịp nghỉ lễ. Trong khi điểm du lịch tại nhiều địa phương vắng vẻ thì tại Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh... luôn quá tải. Tình trạng này gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý, tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, môi trường cảnh quan, môi trường du lịch cũng như việc bảo đảm thương hiệu, chất lượng dịch vụ du lịch quốc gia.
Trước thực tế trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng: “Trong bối cảnh này, ngành Du lịch Việt Nam cần nhìn lại sự phát triển của thị trường khách du lịch trong thời gian qua, đánh giá, tư duy lại về cách làm du lịch; xem xét cấu trúc phát triển hiện tại để chuẩn bị cho một giai đoạn tiếp theo, theo xu hướng và bối cảnh mới, bảo đảm sự phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam”.
Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề chính đặt ra là toàn ngành cần đánh giá lại, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho hay, thời gian tới Tổng cục Du lịch sẽ tích cực chuyển đổi số trong việc phát triển thị trường khách du lịch với các giải pháp như: Phối hợp với các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Google, các đại lý du lịch trực tuyến, các hãng vận chuyển lớn trên thế giới để nghiên cứu thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu khách du lịch;
Đồng thời theo ông Siêu, ngàng Du lịch sẽ triển khai nghiên cứu, xây dựng một số sản phẩm du lịch thông minh chủ lực trên cơ sở ứng dụng những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn dạng số hóa (Big data), Internet vạn vật (IoT)...