【đội hình az alkmaar gặp ajax】Chưa mặn mà học nghề

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:10:16

Học viên tốt nghiệp ở các trường nghề không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho các đơn vị,ưamặnmhọcnghềđội hình az alkmaar gặp ajax doanh nghiệp, dù vậy nhưng đầu vào ở các trường nghề vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Lớp học nghề tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.

Nặng quan niệm bằng cấp

Học hết lớp 9 ở Trường THCS Hoàng Diệu (thành phố Vị Thanh), năm học 2020-2021, dù học lực yếu và đã được nhà trường định hướng không dự thi vào lớp 10 mà theo học nghề, nhưng em Huỳnh G.B. vẫn được gia đình chọn cách tiếp tục ôn tập để năm sau thi tuyển lớp 10 lại. Anh Huỳnh V.N., cha của G.B., cho biết: “Biết học lực con yếu, nên năm rồi thi vào lớp 10 Trường THPT Vị Thanh, con tôi không đậu, vợ chồng cho con nghỉ ở nhà một năm để ôn tập, củng cố kiến thức năm nay thi lại. Trước đó, nhà trường vận động con tôi không thi vào lớp 10 mà chuyển sang học nghề, nhưng tôi nghĩ ở tuổi con, học nghề không phù hợp, chúng tôi muốn con tiếp tục học lên để bằng bạn bằng bè, chứ cháu còn nhỏ chưa xác định được khả năng, biết học nghề gì cho phù hợp. Giờ chúng tôi cũng cho con đi ôn tập thêm, gắng lo để con ít nhất có được bằng tốt nghiệp cấp 3 rồi tính”.

Suy nghĩ của gia đình G.B., cũng là suy nghĩ chung của nhiều bậc phụ huynh có con tốt nghiệp THCS, học lực yếu nhưng không muốn học nghề.

Chính việc còn đặt nặng phải có bằng tốt nghiệp THPT để bằng bạn bằng bè, nên hầu hết lựa chọn học gì sau tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9 đều do cha mẹ quyết định. Em Lê Bảo Trân, học sinh lớp 9, Trường THCS Ngô Quốc Trị, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Mới đây, trường đã tổ chức cho học sinh lớp 9 tham gia Ngày hội tư vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, việc làm. Được nghe các thầy cô giới thiệu về ngành nghề, em mới biết học sinh lớp 9 chúng em sau khi tốt nghiệp, có thể học được rất nhiều nghề trung cấp, những nghề này hiện nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp rất lớn. Dù cũng muốn học nghề, để sớm có thể phụ giúp gia đình, nhưng do cha mẹ đã định hướng sau khi tốt nghiệp THCS em phải đăng ký thi tuyển vào lớp 10, nên em sẽ thi tuyển lớp 10 và cố gắng thi lấy bằng tốt nghiệp THPT sau đó đăng ký học cao đẳng”.

Khó từ thực tế

Để phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao, tại các trường dạy nghề đã thực hiện các chính sách ưu đãi với học viên, sinh viên như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học viên thuộc hộ nghèo… Trên địa bàn tỉnh có 2 trường cao đẳng đào tạo trình độ trung cấp, với tổng số 13 nghề. Mỗi nghề tuyển sinh dao động từ 40-100 chỉ tiêu dành cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS.

Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ và các trường đều nỗ lực rất nhiều nhưng ngày nay, việc vào đại học không còn khó khăn như trước, khiến cho nhiều gia đình quyết tâm cho con vào đại học thay vì học nghề.

Chia sẻ về việc học sinh tốt nghiệp THCS chưa mặn mà với việc học nghề, ông Hồ Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A, cho biết nguyên nhân không hẳn nằm ở phía học sinh, phụ huynh. “Nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối với học nghề còn hạn chế. Nhiều học sinh và gia đình không lượng được lực học của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, vì vậy vẫn còn nặng chạy theo bằng cấp và vị trí việc làm sau tốt nghiệp. Công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông còn nhiều bất cập. Các trường dạy nghề ở tỉnh hiện nay chưa hấp dẫn người học, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng để học sinh lựa chọn. Trường nghề chưa thực sự liên kết với các trường phổ thông để giới thiệu về chương trình đào tạo, cơ hội tham gia thị trường lao động, liên thông cao đẳng và đại học… Từ thực tế này cho thấy rất khó lòng thuyết phục và hướng nghiệp cho học sinh vào học các trường nghề”, ông Trí chia sẻ.

Trao đổi quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, cho biết: “Đối với những em học lực yếu, không có khả năng thi đậu vào các trường THPT, việc học nghề ngay sau khi hoàn thành chương trình THCS là lựa chọn hợp lý. Nếu học THPT xong rồi học nghề, các em phải mất 5 năm để có bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp chuyên nghiệp. Còn nếu sau THCS, các em học thẳng vào trường nghề thì khoảng 2 năm các em vừa có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp vừa có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Bên cạnh đó, học sinh sau tốt nghiệp THCS còn được miễn 100% học phí học nghề. Sau khi học xong trung cấp nghề, học viên có nhiều hướng để lựa chọn: đi làm nghề để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình hoặc liên thông vào trường cao đẳng, đại học chính quy”.

Các trường trung cấp nghề cũng cần tổ chức rà soát lại chương trình giảng dạy, giảm lý thuyết tăng thời lượng thực hành để tạo thuận lợi cho học viên tiếp thu bài. Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc học nghề, tăng cường công tác điều tra, nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất tại địa phương để đào tạo nghề theo nhu cầu địa chỉ, bảo đảm cơ hội việc làm cho học sinh.

Trên địa bàn tỉnh có 2 trường đang đào tạo trình độ trung cấp là Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang với 12 nghề đào tạo; Trường Cao đẳng Luật miền Nam có 1 nghề. Tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp theo thống kê từ các trường này đạt từ 82% trở lên. Học viên tham gia học nghề được miễn 100% học phí đối với học sinh đã tốt nghiệp THCS, được hỗ trợ vay vốn tín dụng, học viên đạt loại khá, giỏi được xét cấp học bổng, bằng có giá trị cấp quốc gia… Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương đều có thể đăng ký học nghề tại các trường.

 

Bài, ảnh: AN NHIÊN

顶: 9踩: 59