【du đoan ty so hom nay】Doanh nghiệp giấy trong vòng xoáy khó khăn

作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 23:49:57 评论数:

doanh nghiep giay trong vong xoay kho khan

DN giấy trong nước đang bị lép vế trước các DN nước ngoài

Thua thiệt

Mỗi khi nói về sự phát triển của ngành giấy Việt Nam,ệpgiấytrongvòngxoáykhókhădu đoan ty so hom nay ông Hà Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang đều lắc đầu ngao ngán trước muôn vàn khó khăn mà DN giấy đang gặp phải. Đặt bên cạnh vấn đề muôn thuở là DN nhỏ lẻ, thiếu máy móc thiết bị, ông Hoa còn nói đến sự cạnh tranh đến từ giấy nhập ngoại với giá thành tương đương mà chất lượng tốt hơn hẳn.

Thực tế, trên thị trường trong nước, các thương hiệu giấy đến từ các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia cho đến các nước khu vực Á – Âu khác như Nhật Bản, Anh… đang chiếm phần lớn thị phần. Còn về hàng XK, theo đại diện Công ty Cổ phần giấy Hải Tiến, do chất lượng không đạt yêu cầu nên DN phải dừng lại để tập trung vào hàng nội địa nhưng vẫn chưa có sự đột phá.

Lượng hàng XK ít ỏi được thể hiện qua số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 8-2016, sản phẩm giấy các loại và sản phẩm từ giấy có tổng trị giá NK gần 95 triệu USD, trong khi trị giá hàng XK chỉ đạt gần 19 triệu USD. Theo các DN ngành giấy, sự chênh lệch sẽ càng rõ rệt hơn khi các Hiệp định Thương mại tự do được ký kết, thuế suất NK từ các nước về còn 0%.

Ông Vũ Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho hay, 70% nguyên liệu của ngành giấy Việt Nam là giấy loại (giấy đã qua sử dụng), nhưng có tới 50% nguồn nguyên liệu này phải NK từ nước ngoài. 50% còn lại từ việc thu gom, tái chế giấy đã qua sử dụng trong nước từ những người thu gom riêng lẻ, các công ty vệ sinh…, chưa có một DN đứng ra đảm nhận công việc này do cơ chế chưa thuận lợi cho DN hoạt động.

Cần cơ chế

Có một nghịch lý là XK dăm gỗ của Việt Nam khá cao về số lượng và giá trị, trong khi, năng lực cung ứng bột giấy nội địa lại chưa được một nửa nhu cầu sản xuất giấy, nên việc phụ thuộc nguồn nguyên liệu NK của DN giấy là rất lớn. Do vậy, nhiều DN mong muốn một cơ chế thoáng hơn cho việc NK giấy phế liệu.

Bên cạnh đó, các DN ngành giấy cũng kiến nghị Nhà nước nên có chính sách khuyến khích việc thu gom, phân phối và tái chế giấy đã qua sử dụng, trong đó có việc giảm thuế, miễn thuế cho các tổ chức kinh tế trong việc thu gom, sản xuất giấy phế liệu và sử dụng giấy tái chế.

Vào khoảng đầu tháng 1-2016, VPPA đã gửi kiến nghị về việc tăng cường kiểm tra hàng hóa là phế liệu NK, gây khó khăn cho các DN ngành giấy. Theo ông Vũ Ngọc Bảo, quy định phải kiểm hóa 100% lô hàng tại cửa khẩu là chưa hợp lý, Hải quan chỉ nên quy định kiểm tra với những lô hàng có dấu hiệu nghi vấn. Bởi không phải DN nào cũng vi phạm chất lượng, nếu kiểm tra 100% thì sẽ gây thiệt hại cả về thời gian và chi phí cho DN lẫn cơ quan Hải quan.

Thực tế, phía Hải quan đã có phản hồi và cho biết, phế liệu là mặt hàng nhạy cảm, không thuộc diện được miễn kiểm tra, điều này phù hợp với quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đã ghi nhận phản ánh của VPPA để xem xét, tạo điều kiện kiểm tra các lô hàng phế liệu NK vừa đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, vừa đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan.

Bên cạnh đó, nhiều DN ngành giấy còn phản ánh về những khó khăn trong cấp phép đầu tư và hoạt động do liên quan đến quy định về xả thải môi trường. Theo VPPA, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (QCVN 12-MT:2015/BTNMT) quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được ban hành đã tạo nên một hàng rào khó DN nào có thể vượt qua được. Điều này sẽ khiến phần lớn DN, nhất là các DN nhỏ và vừa dần bị loại trừ.

Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và XNK tổng hợp Tiến Thành cho rằng, với tình hình trên, DN giấy trong nước đang chịu lép vế trước các DN lớn hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài nên nhiều DN rơi vào tình trạng đang hoạt động cầm chừng, đến đâu hay đến đó. Do vậy, Nhà nước cần vào cuộc, cần có những biện pháp hỗ trợ với cơ chế hợp lý hơn cho DN ngành giấy nhỏ và vừa.

Một số vấn đề khá phổ biến khác cũng được các DN ngành giấy kiến nghị là Nhà nước nên có chính sách ưu đãi trong việc tiếp cận vốn, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại… trên tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020. Những điều này sẽ giúp DN mở rộng thị trường, tăng chất lượng sản phẩm, có được nguồn nguyên liệu tốt và giá rẻ…

Nhìn chung, chính sách tốt và cơ chế mở sẽ phần nào giúp các DN ngành giấy tăng thêm sức mạnh, dần lấy lại thế đứng vững chắc và tìm kiếm được cơ hội phát triển trong bối cảnh kinh tế hội nhập với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.

最近更新