【lịch thi đấu bóng đá quốc gia pháp】Gỡ vướng cho doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính thực sự rất cấp thiết
Ngày 9/10,ỡvướngchodoanhnghiệpcảicáchthủtụchànhchínhthựcsựrấtcấpthiếlịch thi đấu bóng đá quốc gia pháp Hội đồng phối hợp Phổ biến, Giáo dục pháp luật Trung ương tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Diễn đàn tập trung thảo luận hai vấn đề, trong đó phiên thảo luận thứ nhất bàn về “Cùng giải quyết một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất”.
Phiên thảo luận này tập trung nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, không tương thích giữa các văn bản pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng, vướng mắc trong quy định, tổ chức thực hiện; cũng như trình tự, thời gian chuẩn bị dự án, thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép kéo dài, làm chậm quá trình đầu tư, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Trước phiên thảo luận thứ nhất, Ban tổ chức trình chiếu phóng sự “Dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất - quy trình, thủ tục hành chính vẫn là rào cản”. Phóng sự cho thấy, dù đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện chính sách, thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển, nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề về quy định pháp luật và thực thi chính sách, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất nói chung và dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất nói riêng.
Phiên thảo luận tập trung tìm nguyên nhân của những tồn tại, nút thắt cần tháo gỡ và giải pháp khả thi, căn cơ.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam nêu vướng mắc pháp lý, trong đó có trình tự, thủ tục hành chính khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Hiệp dẫn chứng có dự án ông phải mất 14 năm để giải phóng mặt bằng. Đối với bất động sản, do nhiều luật chi phối nên sự chồng chéo trong các quy định pháp luật là rào cản lớn. Các cơ quan lập pháp và hành pháp đã nhận thấy điều này nên đang sửa đổi, ban hành nhiều luật mới để đồng bộ hóa.
Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho rằng, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp đang là gánh nặng cho doanh nghiệp.
Ông dẫn chứng thủ tục giải phóng mặt bằng phải qua 177 bước với thời gian 300 ngày, trong đó có những bước vận động, tuyên truyền phải làm ba lần hoặc đối thoại với các hộ dân không đồng thuận phải đủ 60 ngày.
Thủ tục đầu tư dự án cũng rất phức tạp, phải qua khoảng 38-40 con dấu với thời gian xử lý trung bình 2-3 năm do bất cứ thủ tục nào cũng phải hỏi ý kiến các sở, ngành liên quan bằng văn bản. Những thủ tục này bào mòn sức khỏe doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, khiến họ coi đây là "mê hồn trận" không biết cách tháo gỡ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM bày tỏ sự vui mừng vì những điều chỉnh trong Luật Đất đai đã "gỡ rối" cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận các loại đất. Ông cũng cám ơn Bộ KH&ĐT đã ban hành các Nghị định tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cả nước.
Cải cách hành chính thực sự cấp thiết
Tại diễn đàn, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho hay, trong 3 kỳ đánh giá gần đây, vướng mắc về thủ tục hành chính luôn là vấn đề doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Điều này cho thấy sự cấp thiết của việc cải cách hành chính.
Về giải quyết bài toán quy hoạch, bà Thủy đề xuất xem xét tinh gọn đầu mối.
Theo bà Thủy, Chính phủ đang dự kiến trình luật sửa nhiều luật. Việc này có thể rút ngắn thời gian, quy trình, tối ưu hóa hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Bà Thủy cũng đề cập đến giải pháp mô hình “thu hút đầu tư/cấp phép đầu tư ưu tiên” gắn với các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm quốc gia và tìm các mô hình để lan tỏa bài toán ưu tiên cho dự án.
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cho biết các dự án nhà ở thuộc loại liên ngành, chịu sự điều chỉnh của 12-15 luật. Trong quá trình tổng kết Luật Nhà ở, có một tồn tại là trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện dự án nhà ở khác nhau giữa các địa phương. Việc này khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư khó chủ động chuẩn bị.
Về kiến nghị kiểm tra, giám sát thủ tục hành chính, ông Hưng cho rằng, do thủ tục hành chính có quy định thời hạn, nếu vượt quá thời hạn, cơ quan chủ trì thực hiện bước đó phải có trách nhiệm giải trình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Tổng thống Barack Obama: Chúng ta phải vượt mặt những kẻ muốn hủy diệt nước Mỹ
- ·Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 11/1/2015: Trung ương lấy phiếu tín nhiệm Bộ chính trị, Ban bí thư
- ·Người đẹp Nam Phi đăng quang Miss World 2014
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Tiểu thương chợ đêm Cà Mau ngăn đường phản đối di dời chợ
- ·Vụ CSGT đi xe ô tô BMW đâm chết 2 dân quân: Triệu tập thêm 1 CSGT
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Tổng thống Ukraine kêu gọi 'trung thành' với thỏa thuận ngừng bắn
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Nga xây ngân hàng ADN chống ngày tận thế
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Tai nạn giao thông thảm khốc gây hậu quả nghiêm trọng
- ·Máy bay QZ8501 còn nguyên vẹn khi rơi xuống nước
- ·Khoan lắp đường hầm 'đặc biệt' mở lối thoát cho 12 nạn nhân mắc kẹt
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Vé tàu tết dương lịch 2015 tại ga Sài Gòn được tăng cường
- ·Thông tin mới nhất vụ máy bay chở hơn 150 người mất tích ngày 29/12
- ·Hố tử thần Thanh Hóa nuốt trọn ao cá
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Cảnh sát giao thông sẽ bị giám sát bí mật lẫn công khai