当前位置:首页 > Cúp C1

【lịch thi đấu vòng 1/8 cúp c1】TP.HCM: Èo uột quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa

tphcm eo uot quy bao lanh tin dung dn nho va vua

Hiện rất ít doanh nghiệp tiếp cận được với quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguồn: Internet

Ngày 10-3,ÈouộtquỹbảolãnhtíndụngDNnhỏvàvừlịch thi đấu vòng 1/8 cúp c1 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM phối hợp cùng Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM (HCGF) tổ chức hội thảo “Mô hình và giái pháp phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM”.

Ông Hoàng Đình Thắng, Giám đốc HCGF cho biết, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007, nhưng đến nay quỹ mới chỉ thực hiện được 121 hợp đồng bảo lãnh với tổng giá trị bảo lãnh là 871 tỷ đồng. Đáng chú ý, từ năm 2010 đến nay, quỹ chỉ thực hiện xử lý nợ khó đòi, cung cấp thông tin, xây dựng phương án tài chính, dự án đầu tư cho doanh nghiệp.

Theo ông Thắng, hiện HCGF gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Trong đó, nguồn thu của quỹ hiện rất hạn chế, không đủ trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Ngoài ra, khi nợ xấu xảy ra và có tranh chấp, Tòa án thường có quan điểm là quỹ bảo lãnh tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi vay và lãi phạt cho tổ chức tín dụng trước.

Các ý kiến tham dự hội thảo cho rằng, quy định về việc doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp chính là rào cản khiến chưa có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được với quỹ. Bởi trên thực tế, khi đã có tài sản thế chấp, doanh nghiệp hoàn toàn có thế vay vốn tại các ngân hàng thương mại thay vì tìm đến quỹ và phải chịu thêm phí bảo lãnh.

PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM cũng cho rằng, việc yêu cầu ngân hàng và doanh nghiệp góp vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng như mô hình hiện tại là không khả thi. Bởi quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, trong khi ngân hàng và doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh, nên rất khó để thu hút vốn từ các đối tượng này.

Tuy nhiên, ông Vũ Quang Lãm, Phó Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM lại cho rằng, quỹ bảo lãnh tín dụng không nên chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách. Bởi thực tế quỹ ra đời nhằm phục vụ quyền lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ban đầu là không có tài sản thế chấp. Do đó, việc yêu cầu doanh nghiệp góp vốn là cần thiết. Cùng với đó, cũng cần kêu gọi các ngân hàng phải có trách nhiệm với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Lãm cũng đưa ra ý kiến cho rằng, khi tiến hành bảo lãnh, quỹ bảo lãnh nên tham khảo ý kiến của các hiệp hội nhằm giảm thiếu rủi ro cho đồng vốn.

分享到: