您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bảng xếp hạng nhất bóng đá anh】Phải có cách làm khác biệt để giữ tăng trưởng 正文

【bảng xếp hạng nhất bóng đá anh】Phải có cách làm khác biệt để giữ tăng trưởng

时间:2025-01-25 19:31:14 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19.Đây là quan điểm của TS. bảng xếp hạng nhất bóng đá anh

an

Dịch vụ ăn uống là một trong những lĩnh vực ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19.

Đây là quan điểm của TS. Nguyễn Đình Cung trong cuộc trao đổi với báo chí về triển vọng tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát.

* PV: Dịch Covid-19 được đánh giá tác động rất nghiêm trọng,ảicócáchlàmkhácbiệtđểgiữtăngtrưởbảng xếp hạng nhất bóng đá anh rộng khắp đến các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, mới đây Thủ tướng đã có chỉ đạo là chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

- TS. Nguyễn Đình Cung:Trước những tác động rất lớn của dịch bệnh, đến thời điểm này, qua các kịch bản đã đưa ra thì có thể khẳng định chúng ta không đạt được mục tiêu tăng trưởng như Nghị quyết 01 đã đề ra. Tuy nhiên, Thủ tướng đã chỉ đạo chưa điều chỉnh các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP. Tôi cho rằng đó là chỉ đạo rất hợp lý và ý nghĩa. Bởi, giả sử chúng ta giảm 1 điểm phần trăm, thì chúng ta phải có giải pháp để bù đắp sự mất mát này, để đạt được mục tiêu 6,8%.

Việc đạt được mục tiêu này là cực kỳ quan trọng ở chỗ, nền kinh tế của chúng ta đang trên đà hồi phục tăng trưởng, tiềm năng đang được cải thiện. Nếu không duy trì được đà này, doanh nghiệp giảm năng lực sản xuất, không chống chịu được thì sẽ như thời kỳ khủng hoảng năm 2008, mất 4 - 5 năm mới phục hồi được. Do đó, duy trì mức tăng trưởng 6,8% và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn này là rất quan trọng. Nếu không, sau khi hết dịch, doanh nghiệp ốm yếu không còn sức để hồi phục thì tăng trưởng sẽ trượt dài vài năm.

cung
TS. Nguyễn Đình Cung

* PV: Vậy chúng ta phải làm gì để bù đắp được nếu như tăng trưởng sụt giảm như kịch bản dự báo, thưa ông?

- TS. Nguyễn Đình Cung: Bên cạnh các giải pháp lâu nay chúng ta vẫn làm về ổn định vĩ mô, tôi cho rằng phải có 2 giải pháp.

Giải pháp thứ nhất là phải có những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị tác động trực tiếp. Muốn vậy các bộ, ngành phải đánh giá thật cụ thể, chi tiết về đối tượng bị tác động, mức thiệt hại, từng loại tác động, để có gói hỗ trợ duy trì sức chống chịu của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của tôi quan sát từ 10 năm trước, nếu chúng ta để doanh nghiệp thiệt hại quá lớn thì khả năng phục hồi và tinh thần kinh doanh của họ bị mất mát rất nhiều. Do đó, lần này phải rút kinh nghiệm có gói giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Giải pháp thứ 2 cực kỳ quan trọng là tìm kiếm cách thức làm khác biệt và quyết liệt để bù đắp thâm hụt về tăng trưởng, trong đó có thể chú trọng đầu tư công và đầu tư tư nhân. Ách tắc trong đầu tư công và đầu tư tư nhân lâu nay rất lớn. Nếu cứ áp quy trình thủ tục cũ, trả lên trả xuống thì chắc chắn sẽ không làm được. Bây giờ, các lãnh đạo địa phương cần sắp xếp giải quyết hồ sơ tồn đọng, nêu rõ trách nhiệm từng người. Với những dự án có sẵn rồi, xem họ triển khai có vướng mắc gì thì xử lý.

Tương tự như vậy, các bộ trưởng, trong thẩm quyền của mình phải xem lại các dự án, đặc biệt là những dự án hạ tầng quan trọng quốc gia lâu nay đã ách tắc bao nhiêu năm, phải xử lý ngay thủ tục và thực hiện đầu tư ngay. Còn nếu chỉ thúc đẩy giải ngân đầu tư công như cách lâu nay thì tôi cho rằng không đủ để bù đắp thiệt hại. Phải quyết liệt, với những giải pháp khác biệt, mạnh mẽ như vậy để đưa ra thông điệp tin cậy cho thị trường, cho xã hội có đủ niềm tin để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chẳng hạn, chưa nói đến sân bay Long Thành, nếu năm nay chúng ta mở rộng được sân bay Tân Sơn Nhất, giải quyết được một phần tắc nghẽn mặt đất, thì các hãng hàng không sẽ mở rộng dịch vụ, tăng thêm chuyến bay. Sau khi hết dịch, sẽ có sự bùng nổ du lịch, thì sự chuẩn bị này sẽ kích cầu mạnh, tác động cả đến hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng cả nước.

* PV: Trong chỉ đạo của mình, Thủ tướng cũng nói đến phải chống cả “virus trì trệ”, không chịu làm việc, không chịu hành động ảnh hưởng đến kinh tế xã hội đất nước. Ông đánh giá thế nào về điều này?

- TS. Nguyễn Đình Cung: Tôi cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần tiếp cận chỉ đạo này trên 2 phương diện. Một là phải suy nghĩ để có cách làm khác biệt nhằm bù đắp tăng trưởng bị giảm sút, nhưng quan trọng hơn là phải thay đổi thái độ làm việc, phải đồng hành chia sẻ cùng người dân. Nếu cách tiếp cận là đối tác, đồng hành thì giải pháp sẽ thiết thực, hiệu quả, đúng vấn đề người dân đang cần. Bộ trưởng, chủ tịch ở địa phương phải chỉ đạo, thể hiện tấm gương đi đầu, sâu sát trong thái độ làm việc, ai trì trệ, trục lợi là thay ngay, không chỉ kỷ luật hay kiểm điểm nữa. Khi đó, cả bộ máy sẽ phải dịch chuyển.

Hai là phải đánh giá ngay lập tức những thiệt hại, mức độ tác động với doanh nghiệp, người dân để có ngay kiến nghị về gói hỗ trợ của Chính phủ ngay trong quý này, tháng này. Đồng thời, phải có giải pháp mạnh mẽ và trong tầm tay của chúng ta để tháo nút thắt trong đầu tư, không chỉ để tăng cầu nội địa cho trước mắt mà còn tạo nền tảng cho tăng trưởng những năm tới. Phải suy nghĩ nhiều hơn về sự khác biệt, quyết liệt mới đáp ứng yêu cầu, duy trì mức tăng trưởng 6,8% như chỉ đạo của Thủ tướng.

Tôi hy vọng Thủ tướng chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, để xử lý ngay những điểm nghẽn, vượt qua giai đoạn khó khăn này.

* PV: Xin cảm ơn ông!

“Nếu chỉ thúc đẩy giải ngân đầu tư công như cách lâu nay thì tôi cho rằng không đủ để bù đắp thiệt hại. Phải quyết liệt, với những giải pháp khác biệt, mạnh mẽ như vậy để đưa ra thông điệp tin cậy cho thị trường, cho xã hội có đủ niềm tin để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”.

TS. Nguyễn Đình Cung

H.Y (ghi)