当前位置:首页 > Cúp C1

【các cược bóng đá】Thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch nhiều, doanh nghiệp tốn hàng trăm tỷ đồng

Nhiều sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng ngoài dự đoán
Kỳ vọng lớn xuất khẩu cá tra
Thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch nhiều, doanh nghiệp tốn hàng trăm tỷ đồng
Thủy sản nhập khẩu qua đường hàng không. Ảnh: T.H

100% lô hàng nhập khẩu phải kiểm dịch

Theo thống kê từ dữ liệu XNK của Tổng cục Hải quan, số các dòng hàng sản phẩm thủy sản nhập khẩu (chương 16 và 3 – trừ dòng hàng 03.01 cho các thủy sản còn sống) phải kiểm tra chuyên ngành theo Thông tư 11/2021/TT-BNPTNT vẫn giữ nguyên như Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT (391 dòng) của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NNPTNN).

Theo lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Bộ NNPTNN đã chuyển một số sản phẩm sang danh mục “Chỉ kiểm An toàn thực phẩm -ATTP” tại Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT có tỷ lệ nhập khẩu rất nhỏ, hầu hết để tiêu dùng trong nước là chưa thực chất trong quản lý rủi ro.

Tại Thông tư 11/2021, có 83 dòng hàng được chuyển sang danh mục “chỉ kiểm tra ATTP”, chủ yếu là các sản phẩm hun khói, khô, ngâm muối, xúc xích, vây cá mập, trứng cá… là các sản phẩm chủ yếu nhập khẩu để tiêu dùng trong nước, trị giá kim ngạch nhập khẩu của nhóm các dòng hàng này là không đáng kể. Số liệu thực chất nhập khẩu cho nhóm sản phẩm này chỉ chiếm 1,51% trong 9 tháng năm 2021.

Còn 308 dòng hàng còn lại, chiếm hơn 98% giá trị nhập khẩu, là phải kiểm dịch hoặc kiểm dịch và kiểm ATTP, nhưng đều theo cơ chế - phương thức quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT, 100% container nhập khẩu về Việt Nam phải kiểm dịch. Nhóm hàng này chủ yếu là hàng chế biến đông lạnh, hầu hết là thực phẩm (dùng cho người) và 70-80% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm là không tiêu dùng trong nước mà sử dụng làm nguồn nguyên liệu để chế biến tiếp hàng xuất khẩu.

Như vậy, theo VASEP, việc tiếp tục “kiểm dịch 100%” đối với sản phẩm thuỷ sản chế biến đông lạnh nhập khẩu về để chế biến xuất khẩu đi (không dùng trong nước) để nhằm bảo vệ, tránh lây nhiễm bệnh trong nước có là thực chất, cần thiết và tiếp tục không? Và nhất là kết quả “kiểm dịch” các năm qua không phát hiện vi phạm hoặc tỷ lệ phát hiện vô cùng ít.

Tốn hàng trăm tỷ đồng kiểm dịch

Theo lãnh đạo VASEP, vấn đề cốt lõi hiện nay mà các doanh nghiệp thủy sản thấy bức xúc là dù hàng thực phẩm thuỷ sản nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công XK (chiếm 70 - 80%, không tiêu dùng trong nước) hay tiêu dùng nội địa, và dù vẫn một loại sản phẩm, một nguồn xuất xứ, một doanh nghiệp nhập khẩu trong suốt nhiều năm, nhưng 100% số container về đều vẫn phải thực hiện kiểm tra, phải có chữ ký của cơ quan Thú y thì mới được chuyển cho Hải quan làm thủ tục thông quan.

Như vậy, việc quản lý theo nguyên tắc rủi ro đã không được áp dụng, khiến danh mục hàng hoá phải kiểm giảm đi rất ít và 100% container nhập khẩu đều phải kiểm tra. Lý do chính ở đây là các thông tư đã đưa hầu hết hoạt động kiểm tra nhập khẩu đều là kiểm dịch.

Thậm chí, trong 10 năm qua, càng về sau thì đối tượng và chỉ tiêu kiểm dịch trong danh mục sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn mà không có bất cứ sự thay đổi nào về cơ sở pháp lý hoặc báo cáo nguy cơ, thông lệ quốc tế hay thông tin dịch bệnh. Như vậy, ngoài việc gia tăng danh mục sản phẩm thuỷ sản phải kiểm dịch, các thông tư về kiểm dịch thủy sản hiện hành cũng chưa phân biệt các chỉ tiêu về “an toàn dịch bệnh” và “an toàn thực phẩm” khi mà sản phẩm là thực phẩm chế biến dùng cho người.

Theo VASEP, các quy định trên đã tạo thêm gánh nặng thời gian và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và xã hội.

Theo quy định, từng lô phải có giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của Cơ quan Thú y cấp mới được thông quan. Như vậy, mỗi container hàng sẽ phải chờ để làm thủ tục kiểm dịch ít nhất 2 ngày làm việc (đối với lô hàng chỉ phải kiểm hồ sơ và cảm quan) đến 5 ngày làm việc (đối với lô hàng phải lấy mẫu kiểm nghiệm), chưa tính đến thời gian chờ nếu bị vướng vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc thời gian chờ để được cán bộ thú y đến kiểm dịch.

Theo thống kê của VASEP, chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2021, với số lượng lô hàng thủy sản nhập khẩu trong trên 50.500 lô và chỉ tính thời gian tối thiểu cần có để làm thủ tục kiểm dịch là 2 ngày/lô, một năm ước tính thời gian doanh nghiệp phải dành cho làm thủ tục kiểm dịch là gần 135 nghìn ngày và ước tính chỉ riêng chi phí tối thiểu cho việc lưu kho đã lên tới hơn 224 tỷ đồng.

分享到: