当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả trận bournemouth】Hạnh phúc vì được làm nhạc sĩ… 正文

【kết quả trận bournemouth】Hạnh phúc vì được làm nhạc sĩ…

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-27 03:50:43

Vóc người nhỏ nhắn,ạnhphcvđượclmnhạcsĩkết quả trận bournemouth hàng ngày cọc cạch trên chiếc xe đạp, nhạc sĩ Trần Kiên Nhẫn, Phân hội Trưởng Phân hội Âm nhạc, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang, vẫn âm thầm nuôi dưỡng cho mình ngọn lửa đam mê âm nhạc theo từng vòng xe quay đều, chậm rãi.

Từ nhỏ, nhạc sĩ Trần Kiên Nhẫn đã đam mê âm nhạc và tự học thổi sáo, đàn bầu.

Đời lính và cái duyên âm nhạc

Ông bảo, ông có quãng thời gian sống ở vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nét văn hóa của họ cùng với điệu sáo, tiếng kèn đã ngấm vào và ông cũng tập tành thổi sáo ở tuổi cập kê giống như họ, dần thành niềm đam mê. Rồi ông vào quân ngũ, tự làm dày thêm vốn kiến thức về âm nhạc và tập tành viết lách khi cảm xúc ùa về. “Đêm tuần tra” ngọt ngào, sâu lắng, về công việc của những chiến sĩ canh gác, là ca khúc đầu tiên với tất cả tình yêu, sự kỳ vọng. Được bạn bè động viên, ông bắt đầu viết nhiều hơn. Hàng loạt những ca khúc về người lính ra đời: “Khúc hát người chiến sĩ biên phòng”, “Xuân về trên cảng Trần Đề”… đã dần định hình mảng đề tài mà ông tâm đắc.

Rồi càng trải nghiệm cuộc sống, ông càng có nhiều cảm xúc và tất cả được gửi gắm trong từng giai điệu. Khi được hỏi trong khoảng 60 ca khúc của mình, ông hài lòng nhất ca khúc nào. Ông nói ngay không cần suy nghĩ: “Vẫn bài hát về người lính, bản nhạc phổ thơ của Lê Hồng, tôi viết cách đây hơn năm: “Khúc tưởng niệm ngày về”. Vì câu thơ: “Phảng phất đâu đây hơi thở đồng đội” trong bài thơ đã khiến tôi xúc động, bởi không trải qua đời lính, sẽ khó cảm nhận được điều này và tôi viết liền một mạch…”.

Câu chuyện về âm nhạc trở nên thú vị, ông chia sẻ, hội viên của mình sau ngần ấy năm có đông, nhưng chất lượng vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Vì thế, trong khả năng của mình, tôi tranh thủ tổ chức đi thực tế sáng tác, tập huấn để anh em nâng cao tay nghề. Đặc biệt, mới đây phân hội vừa tổ chức cuộc thi sáng tác để các anh em có nơi đánh giá sát nhất những điều được và chưa được, để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Ông còn là người khởi xướng việc phổ thơ trong hội viên, bởi ông nghĩ, các hội viên đều mới, thơ và nhạc vẫn chưa thể bay xa. Biết đâu kết hợp lại, người nghe dễ cảm hơn, từ đó, giúp hội viên đưa tác phẩm đến gần với công chúng hơn.

Những tác phẩm được ông phổ thơ: “Duyên dáng Xà No” (thơ Đặng Hiếu), “Chị ngồi vá lại” (thơ Nguyễn Văn Chính), “Hạnh phúc” (thơ Trúc Linh Lan), “Như cánh bằng lăng” (thơ Phạm Thanh Tuyền), “Nhớ người một cõi đi về” (thơ Tuyết Băng), “Gọi tình” (thơ Nhâm Kính)…

Vợ chồng đồng điệu

Câu chuyện được tiếp tục một cách sôi động khi được gợi mở về những vấn đề âm nhạc và nó mang một sắc màu khác, vui tươi, lung linh hơn khi hỏi ông về công việc “tay trái”, nhưng rất quan trọng đối với cuộc sống, vì đó là cơm, áo, gạo, tiền - việc dạy đàn đã giúp ông sống được với niềm đam mê nghệ thuật của mình. Đơn giản vì ông phải chăm chút cho gia đình nhỏ của mình, cho đứa con gái ăn học. Rồi con ông dần lớn lên trong căn phòng trọ chừng 20m2 và cũng đỗ đại học, xong lại học luôn thạc sĩ. Những năm tháng ấy khó khăn tưởng chừng không vượt qua được, nhưng ông đã cần mẫn, cam chịu và chắt chiu từng đồng để mong sao con ông có thể thoát khỏi cuộc sống nghèo khó và tạo dựng một cuộc sống đủ đầy hơn.

Kể về quãng đời để được làm nhạc sĩ, xây dựng gia đình hạnh phúc đầy khó khăn của mình, ông chợt suy tư, rồi chia sẻ chân thành: “Lúc đầu, vợ tôi cũng không ủng hộ hoàn toàn, vì thấy khó thể sống được bằng nghề, lại thêm nhiều bạn, nhậu nhẹt nhiều hơn thôi”. Nhưng dần dà, ông đã truyền được ngọn lửa đam mê sang bà và bà cũng tập tành học từng nốt, đánh từng phím đàn để có thể hỗ trợ thêm cho ông. Giờ, bà cũng đã cùng ông đứng lớp truyền đạt lại những kiến thức âm nhạc bằng tất cả sự cảm thông, đồng điệu. Đây là niềm vui không gì có thể nói của người nghệ sĩ, khi tìm được sự đồng cảm, sẻ chia từ một nửa của mình.

Cũng mừng là trái ngọt đã được đơm bông, cô con gái đã học xong thạc sĩ, trở về nước làm việc, thu nhập cũng khá và hàng tháng còn gửi vài triệu biếu ba mẹ tiêu vặt. Ông cười mãn nguyện: “Sau bao năm, vợ chồng tôi chắt chiu, dành dụm, mượn thêm một ít của anh em, bạn bè, cũng đã mua được miếng đất nhỏ, cất căn nhà làm chỗ ra vào, chấm dứt cuộc sống ở trọ hơn 20 năm. Học trò học đàn cũng có không gian rộng hơn”.

Đến bây giờ, khi nhìn lại quãng đời đã qua, ông thấy hài lòng vì đã được là chính mình, làm điều mình yêu thích…

Sau những vất vả, lo toan chuyện gia đình, sau những giờ bận bịu việc cơ quan, chuyện dạy thêm…, ông lại lẳng lặng nuôi dưỡng cảm xúc từ những chuyến đi, từ những điều tai nghe, mắt thấy, từ những đổi thay của quê hương, để hình thành nên những giai điệu sâu lắng, chất chứa cả tình yêu và nhiệt huyết ông dành cho âm nhạc: “Dù có khó khăn, vất vả, nhưng được sống với niềm đam mê và được trở về với mái ấm nhỏ yên lành, là hạnh phúc. Đời nghệ sĩ chỉ mong có vậy!”, nhạc sĩ bộc bạch.

Nhạc sĩ Trần Kiên Nhẫn sinh năm 1959, sống trọn tuổi thơ trên đất Bắc. Hòa bình, ông về Nam, đi bộ đội rồi được tạo điều kiện ra Bắc học sĩ quan, nhưng giữa chừng bỏ dở vì sức khỏe. Năm 1983, ông về làm cán bộ văn hóa xã Vị Đông, rồi về Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vị Thanh (nay là Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Vị Thanh), làm công tác thông tin lưu động. Sau đó, ông được cử đi học trung học văn hóa nghệ thuật, chuyên ngành âm nhạc, rồi thi đậu vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, khoa sáng tác, bậc trung cấp. Sau khi hoàn thành, năm 1990, ông về giảng dạy tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hậu Giang (ở Sóc Trăng) được 6 năm. Sau đó, vì hoàn cảnh gia đình, ông trở về Vị Thanh, bằng lòng với công việc dạy đàn organ, guitare. Đến khi Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh được thành lập, ông về phụ trách Phân hội Âm nhạc cho đến hôm nay. Ông được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam vào năm 2012, rồi hoàn thành lớp đại học quản lý văn hóa khi tuổi đã ngoài 50.

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

标签:

责任编辑:Cúp C2