VHO - Khối các trường văn hóa - nghệ thuật - thể thao thuộc Bộ VHTTDL tại TP.HCM chuẩn bị tổ chức khai giảng,ềuĐiểmsángtrongcôngtáctuyểnsinhcáctrườngkhốiBộkèo liverpool hôm nay bắt đầu bước vào năm học mới. So với những năm gần đây, mùa tuyển sinh năm nay có nhiều “điểm sáng”. Đến thời điểm trước ngày khai giảng, hầu hết các trường đều ghi nhận số sinh viên nhập học đạt chỉ tiêu đề ra.
Điểm chuẩn cao nhất từ trước đến nay
Qua thông tin từ các cơ sở đào tạo cho thấy, công tác tuyển sinh ở hầu hết các đơn vị gặp thuận lợi, thí sinh đăng ký xét tuyển và dự thi năng khiếu tăng cao, tạo nguồn tuyển chất lượng cho các trường. Ở một số trường, điểm chuẩn tăng cao vọt so với các năm trước…
PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết năm 2024 tổng chỉ tiêu của trường là 1.000, trong khi số nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường là 27.000.
Chính vì thế, mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm chuẩn) năm nay tăng cao ở tất cả các ngành, dao động từ 22 đểm đến 27,85 điểm đối với điểm thi tốt nghiệp THPT và từ 22,03 điểm đến 27,5 điểm đối với điểm xét tuyển học bạ.
Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi cho biết, đây là mức điểm chuẩn cao nhất từ trước đến nay của trường. Đáng chú ý, một số ngành trước đây khó tuyển sinh thì năm nay số lượng thí sinh xét tuyển rất đông.
Đơn cử, điểm chuẩn ngành Thông tin-Thư viện từ mức 16 điểm của năm 2023 (điểm trúng tuyển thi tốt nghiệp THPT), đã tăng lên 24 điểm năm 2024. Tương tự, ngành Bảo tàng học từ 15 điểm thì nay đã tăng lên 23,5 điểm.
Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng từ 15 điểm đã tăng lên 22 điểm. Điểm chuẩn cao nhất năm nay của trường lên tới 27,85 điểm - chuyên ngành Truyền thông văn hóa (ngành Văn hóa học).
Lãnh đạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho biết thêm, lần đầu tiên nhà trường gọi nhập học 1.200 sinh viên, đến nay đã có khoảng 1.100 sinh viên đến làm thủ tục. Ngày 12.9 tới đây, trường tổ chức khai giảng.
Theo TS Võ Quốc Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM, thông thường các năm trước, trường phải tuyển sinh 2 đợt mới đủ chỉ tiêu, năm nay chỉ tuyển sinh lần 1 đã đạt và vượt.
Cụ thể, năm học 2024-2025, trường được giao 615 chỉ tiêu, số lượng thí sinh đăng ký trên 1.700 em, có hơn 900 thí sinh đến dự thi, số thí sinh trúng tuyển là 741, đạt trên 120% chỉ tiêu. Trong ngày đầu tiên tiếp nhận sinh viên nhập học vào ngày 5.9 vừa qua đã có trên 700 sinh viên.
TS Phạm Huy Quang, Quyền Hiệu trường Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM cho biết, năm 2024 trường được giao 95 chỉ tiêu hệ ĐH, có 590 hồ sơ đăng ký, kết quả trúng tuyển 106 thí sinh, đã tiếp nhận 101 sinh viên nhập học, đạt 106% chỉ tiêu.
So với các trường cùng khối, Nhạc viện TP.HCM khuyết chỉ tiêu ở một số ngành, thế nhưng không vì thế mà trường hạ chuẩn, nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào. TS.NSƯT Hoàng Ngọc Long, Quyền Giám đốc Nhạc viện TP.HCM thông tin: Thí sinh nộp hồ sơ vào trường có giảm nhẹ so với năm 2023, đạt gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trường có 110 chỉ tiêu ĐH và 300 chỉ tiêu trung cấp, tổng số hồ sơ nộp vào trên 700. Sau khi tổ chức thi tuyển, trường chọn được trên 60 thí sinh hệ ĐH và 182 thí sinh hệ trung cấp.
“Mặc dù số lượng thí sinh nộp hồ sơ vào cao gần gấp đôi chỉ tiêu, nhưng chúng tôi cân đối theo các chuyên ngành để lựa chọn thí sinh đủ tiêu chuẩn. Vì thế mặc dù một số chuyên ngành còn thiếu chỉ tiêu nhưng chúng tôi đặt ra phương châm lấy chất lượng chứ không chạy theo số lượng”, TS Long cho hay.
Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá
PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM cho biết, năm học 2024-2025, trường được giao 275 chỉ tiêu trình độ ĐH, hồ sơ đăng ký dự thi là 2.156 thí sinh (tăng 30% so với năm 2023). Số lượng thí sinh trúng tuyển là 285/275 (đạt 103%).
Theo nhà trường, có được kết quả này là nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền tuyển sinh, quảng bá hình ảnh trường. Trong năm 2024, trường đón tiếp hơn 200 học sinh các trường từ Vũng Tàu và Đồng Nai đến tham quan và xin được tư vấn tuyển sinh vào các ngành.
Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp và trực tuyến, tổ chức cho học sinh tham quan trường.
Để công tác tuyển sinh đạt yêu cầu đề ra, Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM Võ Quốc Thắng cho biết đã lập ban tư vấn tuyển sinh và ban này hoạt động rất hiệu quả.
Nhà trường cũng đã ban hành văn bản tuyển sinh gửi về các địa phương, từ UBND tỉnh, Sở VHTT, Sở VHTTDL, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ về phối hợp trong công tác đào tạo. Sau khi các địa phương nhận được văn bản, đều phản hồi lại rất tích cực.
“Bên cạnh hỗ trợ tuyển sinh, có địa phương mời nhà trường tham gia các đề án. Có địa phương gửi công văn nhờ hỗ trợ công tác đào tạo, có nơi nhờ kiểm tra - đánh giá VĐV… Qua đây, quảng bá hình ảnh và thương hiệu cho nhà trường”, ông Thắng chia sẻ.
Theo lãnh đạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, trước đây, các ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Bảo tàng học, Thông tin - Thư viện, khá ‘kén’ thí sinh.
Mặc dù đây là những ngành đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội, nhưng thí sinh vẫn chưa mặn mà. Lý do là sinh viên ra trường ở các ngành này chủ yếu làm việc ở khu vực các đơn vị nhà nước.
Trong khi hiện nay, biên chế ở các đơn vị này giảm, các đầu mối gộp lại và chỉ tiêu người làm trong đơn vị nhà nước cũng hẹp hơn…
Nên mặc dù các đơn vị luôn thiếu nhân sự các ngành nói trên, họ luôn đặt vấn đề với trường là xin sinh viên tốt nghiệp, nhưng sinh viên ra trường các ngành này đã ít, các bạn lại có tâm lý không muốn làm việc nhà nước vì lương thấp…
Trước thực tế này, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đã đẩy mạnh công tác tuyền thông, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, tăng cường nhiều giải pháp để xã hội hiểu hơn về các ngành nghề này.
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Nhà trường ngày càng được khẳng định, được các đơn vị tuyển dụng và xã hội đánh giá cao… là những nguyên nhân khiến thí sinh tin tưởng nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.
Tại buổi làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL tại TP.HCM cuối tuần qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ghi nhận kết quả các trường đã triển khai thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2024, đặc biệt là công tác tuyển sinh.
“Qua tuyển sinh vào các ngành văn hóa - nghệ thuật cho thấy, ngày càng nhiều người yêu văn hóa, đến học văn hóa và thực hành văn hóa, tạo ra nguồn nhân lực văn hóa tốt hơn cho xã hội. Đây là những ‘điểm sáng’ rất đáng ghi nhận, bắt đầu xây dựng được thương hiệu cho đơn vị mình nói riêng và các trường thuộc khối Bộ nói chung”, Bộ trưởng nói.
Có thể nói, qua kết quả tuyển sinh năm học 2024-2025, là dấu hiện đáng mừng cho thấy xã hội ngày càng quan tâm đến lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật - thể thao.
Bên cạnh đó, chất lượng và thương hiệu của các trường đào tạo khối ngành văn hóa - nghệ thuật - thể thao ngày một nâng cao, phụ huynh và học sinh quan tâm, an tâm lựa chọn.