【kèo bóng đá mỹ】Đẩy mạnh liên kết tạo động lực phát triển cho Vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng chí Nguyễn Chí Dũng,ĐẩymạnhliênkếttạođộnglựcpháttriểnchoVùngĐồngbằngsôngHồkèo bóng đá mỹ Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, phát triển liên kết vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Hội thảo Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp |
Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước và chiếm 29,4% GDP cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ (năm 2020 lần lượt là 40,62% và 40,64%); các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại.
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng cũng như từng địa phương trong vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển vùng với định hướng trọng tâm là xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, thiết thực, hiệu quả tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng; phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị để tạo đột phá phát triển vùng; đảm bảo hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng và thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới cho vùng.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được nêu tại các Nghị quyết và khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra 9 định hướng lớn vùng đồng bằng sông Hồng cần tập trung triển khai thực hiện.
Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng đi vào thực chất, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề trúc môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, hiện đại kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông. Quy hoạch các địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng.
Ba là, tranh thủ, tận dụng thời cơ từ các xu thế phát triển mới theo các mô hình tăng trưởng trong các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ.
Bốn là, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, lan tỏa, đồng bộ, kết nối.
Năm là, phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế - văn hóa -xã hội - môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Sáu là, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới.
Bảy là, phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.
Tám là, phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, chủ động các biện pháp phòng vệ phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng.
Chín là, tập trung phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi sốhàng đầu của cả nước. Thành lập và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tiếp tục hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của các địa phương.
Các đồng chí lãnh đạo và đại biểu tham dự hội thảo |
Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực tiễn liên kết vùng và ngoại vùng, trong Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, phân tích, làm rõ một số nội dung như nhận diện thách thức và thời cơ phát triển vùng đồng bằng sông Hồng. Những giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng (bao gồm hạ tầng giao thông) phục vụ phát triển thương mại. Những giải pháp thúc đẩy liên kết thương mại dịch vụ phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Tăng cường liên kết để có chiến lược phát triển kinh tế vùng từ chuỗi sản xuất, thương mại và dịch vụ trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương,…
Chia sẻ ý kiến tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Vùng đồng bằng sông Hồng có tận dụng được các cơ hội hay biến các thách thức thành cơ hội hay không, trước hết sẽ phụ thuộc vào sự đổi mới về tư duy và thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng, vai trò, vị trí đặc biệt của vùng đối với cả nước; năng lực thể chế hoá, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chiến lược, chính sách của Nhà nước về vùng; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và khả năng khơi dậy, phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống văn hiến, cách mạng, tinh thần yêu nước; tính chủ động, sáng tạo; ý chí vươn lên, tự lực, tự cường của nhân dân trong vùng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho ý kiến: Trong thời gian tới, để thu hút vốn đầu tư hạ tầng vào Vùng đồng bằng sông Hồng, tạo lực đẩy phát triển, trước hết cần phải khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử để phát triển nhanh, bền vững Vùng đồng bằng Sông Hồng.
"Để Vùng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước, cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết và phát triển vùng đủ mạnh, thiết thực, hiệu quả; thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới; tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng; phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị để tạo đột phá phát triển vùng. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các hình thức, phương thức đầu tư", bà Ngọc nhấn mạnh.
Cùng với đó, việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đa dạng hóa các nguồn lực và hình thức đầu tư, chú trọng hình thức đối tác công - tư cũng được xác định rõ; ưu tiên một số lĩnh vực hạ tầng đột phá, cơ bản; bố trí nguồn lực cho các công trình động lực, có tính lan tỏa, kết nối vùng...
Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo tỉnh Thái Bình thăm quan các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thái Bình |
Bế mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng khẳng định: Việc phát triển đầu tư, thương mại dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đièu hành và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình mong muốn tiếp tục được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời tin tưởng, Thái Bình sẽ là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
相关推荐
- Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- Hội thi Tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
- Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại huyện Hòn Đất
- BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- Lễ khai mạc Festival đảm bảo an toàn về an ninh trật tự
- Phiên họp thứ 6, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam