Một bản báo cáo vừa được công ty khai thác mỏ Atlantic,ôngtyAustraliabỏcuộcchơibôchivas guadalajara một công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Australia (Australian Stock Exchange - ASX), công bố hôm 30-7-2014 cho biết, công ty này đã hoàn tất việc đóng cửa các hoạt động tại Việt Nam. Theo lý giải của công ty này, thì vào cuối năm 2012, Atlantic đã cùng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) hoàn tất nghiên cứu việc phát triển Dự án Mỏ - Đường sắt - Cảng cho khai thác và chế biến bô - xít ở Tây Nguyên (Việt Nam). Nhưng từ đó tới nay, dù đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các bộ, ban, ngành Việt Nam, song vẫn chưa nhận được bất kỳ sự chấp thuận hay giấy phép liên quan đến việc triển khai Dự án. “Sự chậm trễ đó cùng với tình hình thực tế về tài chính của Công ty, HĐQT quyết định không chi thêm bất cứ khoản tiền nào liên quan đến dự án tại Việt Nam”, nội dung này đã được công bố trên bản báo cáo của Công ty vào cuối tháng 4-2014. Trên thực tế, Atlantic theo đuổi Dự án Khai thác và Chế biến bô - xít tại Việt Nam từ năm 2009. Thậm chí, tháng 4-2010, sau khi lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, đã có thông tin cho rằng, Atlantic đang trong quá trình đàm phán sơ bộ với các đối tác, nhằm nâng vốn đầu tư cho Dự án Khai thác và chế biến bô - xít ở Việt Nam lên mức 2 tỷ USD. Thông tin này cũng cho biết, tháng 12-2009, Atlantic đã ký thỏa thuận sơ bộ với Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam về việc phát triển Dự án Khai thác mỏ bô - xít, xây dựng hệ thống đường sắt và bến cảng tại huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng. Kế hoạch vào lúc đó đã dự kiến, Dự án đi vào khai thác trong năm 2013, với mục tiêu sản xuất 25 triệu tấn bô - xít/năm. Ngoài ra, Atlantic cũng lên kế hoạch xây dựng một nhà máy luyện nhôm tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong tài liệu dự án mà Atlantic đề xuất lên Bộ Công thương vào giữa năm 2013, Công ty chỉ đề cập con số 1 tỷ USD. Theo tài liệu đó, Atlantic đề xuất việc thực hiện Dự án với một hay nhiều đối tác do Chính phủ Việt Nam chỉ định. Giai đoạn I, Dự án dự kiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sắt và cảng, nền tảng quan trọng cho việc thực hiện khai thác và chế biến bô - xít tại Tây Nguyên. Giai đoạn này, Dự án mới chỉ dừng ở khai thác và tuyển rửa quặng boxit để đáp ứng nhu cầu của thị trường về bô - xít đã làm giàu chất lượng cao. Giai đoạn II, sẽ tích hợp nhà máy tinh luyện alumin. Số vốn đầu tư được Atlantic đề xuất là 1 tỷ USD và không cần sự góp vốn từ Chính phủ Việt Nam. Giai đoạn III, Atlantic sẽ cùng với đối tác liên doanh Việt Nam thực hiện nghiên cứu khả thi để xây dựng nhà máy điện phân nhôm tại Việt Nam, nhằm sử dụng nguồn alumin sản xuất từ giai đoạn II của Dự án. Nhưng quy mô nhà máy đến đâu, còn tùy thuộc vào khả năng cấp điện của Việt Nam. Theo lý giải của Atlantic, Công ty quyết định đầu tư dự án này dựa trên nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đối với sản phẩm bô - xít. Hơn nữa, Atlantic khẳng định, với trữ lượng và tài nguyên bô - xít của mình, Việt Nam có khả năng xây dựng một ngành công nghiệp bô - xít nhôm đứng hàng đầu thế giới. “Đề xuất của Atlantic dựa trên cơ sở phát triển chuỗi giá trị tăng dần cho ngành công nghiệp boxit và nhôm một cách khả thi về thương mại và bền vững về môi trường. Chúng tôi chủ trương phát triển một tổ hợp dự án khai thác mỏ và cơ sở hạ tầng, tích hợp chiến lược giao thông vận tải cảng và đường sắt”, Atlantic lý giải. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Atlantic đã tuyên bố rút khỏi Dự án. Việc chưa có được cái gật đầu của Chính phủ Việt Nam là một chuyện, theo thông tin của Báo Đầu tư, thì việc công ty này không theo đuổi dự án ở Việt Nam còn liên quan đến chuyện nhà máy mà công ty này xây dựng ở Australia bị cháy, gây thiệt hại không nhỏ về tài chính. Hiện Việt Nam đã đầu tư hai nhà máy sản xuất alumin ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều liên quan đến hiệu quả đầu tư nhà máy, cũng như những vấn đề nổi cộm liên quan đến bảo vệ môi trường. Gần đây nhất, tháng 5-2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo giám sát về “Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với an ninh - quốc phòng của hai dự án bô - xit Nhân Cơ và Tân Rai do Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư”. Cụ thể, Báo cáo giám sát đã đề cao việc Dự án đã bắt đầu có tác dụng lan tỏa về kinh tế - xã hội tại địa phương, tuy nhiên hiệu quả không cao và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Thậm chí, đã có đề xuất về việc có nên tiếp tục đầu tư hai nhà máy này hay không. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, với trữ lượng khoảng 11 tỷ tấn bô - xít, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển ngành công nghiệp lớn sản xuất alumin, nhôm, nhưng hiện chưa phát triển sản xuất nhôm được vì giá điện Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước sản xuất nhôm khác. |