您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【u19 slovenia】Ký ức Vị Xuyên và tâm nguyện của vị Tướng già 正文

【u19 slovenia】Ký ức Vị Xuyên và tâm nguyện của vị Tướng già

时间:2025-01-25 21:02:25 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

“Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc bắt đầu từ ngày 17/2/1979 thực chất đã kéo dài trong 10 nă u19 slovenia

“Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc bắt đầu từ ngày 17/2/1979 thực chất đã kéo dài trong 10 năm,ýứcVịXuyênvàtâmnguyệncủavịTướnggiàu19 slovenia riêng Mặt trận Vị Xuyên kéo dài trong 5 năm” - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh toàn quốc Mặt trận Vị Xuyên, người lính già với kinh nghiệm trận mạc từ thời chống Pháp đã bắt đầu câu chuyện của mình như vậy khi hồi tưởng lại những năm tháng chiến đấu ở Mặt trận Vị Xuyên trong vai trò Tham mưu trưởng.

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh toàn quốc Mặt trận Vị Xuyên

Vị tướng năm nay bước sang tuổi 90 nhớ lại: Nếu như ở lần thứ nhất, Trung Quốc đưa 60 vạn quân vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ ngày 17/2/1979, kết thúc ngày 18/3 thì 5 năm sau đó, bắt đầu từ ngày 28/4/1984, Trung Quốc lần lượt huy động hơn 50 vạn quân lấn chiếm biên giới Vị Xuyên (tỉnh Hà Tuyên cũ, nay là Hà Giang). Cuộc chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên kết thúc vào tháng 10/1989 cũng đồng thời là dấu mốc kết thúc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ phía Bắc, giữ vững toàn vẹn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Vị Xuyên – chiến trường ác liệt nhất

Theo lời kể của Tướng Nguyễn Đức Huy, biên giới Việt Nam- Trung Quốc sau sự kiện tháng 2/1979 vẫn luôn căng thẳng. Dù hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam ngày 18/3/1979, Trung Quốc vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu “chiến tranh phá hoại nhiều mặt”.

Đặc biệt nghiêm trọng là rạng sáng ngày 28/4/1984, Trung Quốc lại mở cuộc tấn công lấn chiếm biên giới Việt Nam lần thứ 2, huy động 4 sư đoàn bộ binh dưới sự chi viện ác liệt của pháo binh tấn công đánh chiếm các cao điểm 1509, 772, 266…5 năm sau đó, Trung Quốc lần lượt huy động 50 vạn quân với hơn 20 sư đoàn bộ binh, hơn 400 khẩu pháo lớn các loại, trên 1000 xe cơ giới.

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Biên giới Việt Nam- Trung Quốc sau sự kiện tháng 2/1979 vẫn luôn căng thẳng

Lần này, Trung Quốc không tấn công trên diện rộng mà tập trung tấn công, lấn chiếm một phần đất ở khu vực biên giới Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang) với khoảng 20km chiều dài và 5 km chiều sâu, nghĩa là nếu mất Vị Xuyên thì biên giới của chúng ta sẽ lùi sâu vào 5km.

“Vị Xuyên là nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt nhất”- tướng Huy trầm ngâm: “ Có những đợt, chỉ trong 3 ngày, Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn pháo vào khu vực Vị Xuyên về đến thị xã Hà Giang. Ác liệt đến mức mà anh em gọi đây là “Lò vôi thế kỷ” bởi núi đá vôi bị bắn phá không khác gì những lò vôi đang nung …Địch ở trên cao, ta ở dưới thấp, có nơi ta và địch chỉ cách nhau 30-40m”

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Mặt trận Vị Xuyên là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc kéo dài 10 năm 1979-1989.

Tại sao trên tuyến biên giới dài cả nghìn ki lô mét, Trung Quốc lại lấy Vị Xuyên làm điểm tấn công dữ dội và tại sao lại là thời điểm năm 1984?

Trả lời băn khoăn này, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cho biết: Nếu đánh ở Lạng Sơn hay địa điểm khác thì rất khó giấu được bạn bè quốc tế nên họ phải chọn một địa điểm hẻo lánh với 1 con đường độc đạo, địa hình hiểm trở, có điều kiện tấn công từ trên cao. Khu vực này phần lớn là núi đá vôi, rất khó cho ta trong triển khai đội hình lớn, việc vận chuyển, chi viện các mặt từ phía sau lên mặt trận cũng rất khó khăn. Trong khi, phía bên kia biên giới là vùng cao nguyên, chủ yếu là đồi đất, ít núi đá, cao hơn phía Việt Nam, dễ triển khai đội hình lớn khi xảy ra chiến sự. Còn tại sao lại là thời điểm năm 1984? Đó là lúc kinh tế đất nước ta vô cùng khó khăn khi thực hiện giá- lương- tiền.

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (thứ hai từ trái sang) thăm lại chiến trường xưa ở Hà Giang năm 2013. Ảnh: VIỆT VĂN- Báo Lao động

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy được điều lên chỉ huy mặt trận Vị Xuyên vào thời điểm chiến trường này xảy ra những trận chiến khốc liệt nhất. Năm 1985, khi đang giữ cương vị Phó tham mưu trưởng Quân khu thủ đô, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (khi đó là Đại tá) nhận được lệnh tăng cường cho Mặt trận Vị Xuyên cùng 9 cán bộ tham mưu của Quân khu Thủ đô, trực tiếp tham gia chỉ huy chiến đấu tại Mặt trận Vị Xuyên.

“Sau nhiều năm xa cách, cứ nghĩ rằng, đây là thời cơ để gia đình sum họp, mình cũng có điều kiện cùng vợ nuôi dạy con cái. Lúc đó, vợ tôi cũng mới ở Thái Bình lên Hà Nội để gia đình đoàn tụ dù nhà cửa chưa có, vẫn phải đi ở nhờ. Tôi có 4 cháu trai, 1 cháu gái. Nếu mình lên biên giới lúc này, thật sự gánh nặng gia đình lại trút lên vai vợ. Nhưng trước yêu cầu của Đảng, của quân đội, nghĩ mình là đảng viên, là cán bộ cao cấp và đi chiến đấu để bảo vệ biên cương, dù khó khăn đến mấy cũng phải khắc phục, tôi đã trả lời là “sẵn sàng nhận nhiệm vụ”- Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cho biết.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy tham gia quân đội từ năm 1948, từng kinh qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ đầy khốc liệt, năm 1975 ông được điều về quân khu thủ đô. Năm 1981, ông làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô.

Không chỉ sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ông còn đề nghị cấp trên ra quyết định điều động ông về hẳn Bộ Tư lệnh Quân khu 2 chứ không chỉ là cán bộ tăng cường. Nguyện vọng được chấp nhận. Ông được điều động về làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 và phụ trách tác chiến ở Mặt trận Vị Xuyên.

Theo tướng Huy, cuộc chiến tại huyện Vị Xuyên luôn ở thế trận giằng co, xen kẽ, cài răng lược, 1 ngày hai bên có thể đánh nhau 2-3 lần. Làng Pinh trở thành cột mốc. Từ làng Pinh trở về thị xã Hà Giang là cuộc sống bình thường, không có tiếng súng. Từ làng Pinh trở lên mới có chiến tranh giáp biên giới. Trong khoảng thời gian 5 năm (từ 1984 – 1989), địch không xuống sâu vào ta được tấc đất nào và cuối cùng phải rút.

Tri ân và kết nối những người lính Vị Xuyên

Chiến tranh kết thúc, trở lại đời thường và đặc biệt sau khi nghỉ hưu năm 1994, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy có nhiều dịp trở lại chiến trường xưa, thăm những đồng đội của ông còn nằm lại ở mảnh đất biên cương của Tổ quốc.

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Theo ông, thắng lợi ở mặt trận Vị Xuyên rất oanh liệt nhưng tổn thất của chúng ta cũng rất to lớn. Hơn 4000 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh mà phần lớn họ mới trên dưới 20 tuổi. Đến nay, còn hơn 2000 liệt sĩ nằm rải rác trên khắp chiến trường Vị Xuyên mà chúng ta chưa tìm được hài cốt. Hiện ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có khoảng 1700 liệt sĩ an nghỉ nhưng hơn một nửa liệt sĩ chưa có tên.

Vị tướng già bùi ngùi: “Cuộc chiến đã lùi xa, người còn, người mất nhưng trong thâm tâm, ai cũng tâm niệm một điều là còn nhiều việc chưa làm được. Nhiều người đến nay vẫn chưa hiểu rõ về Mặt trận Vị Xuyên và những tháng ngày chiến đấu ác liệt ở chiến trường này”

Từ thực tiễn trên, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cùng những người có tâm huyết đã thành lập Ban liên lạc cựu chiến binh toàn quốc Mặt trận Vị Xuyên nhằm thống nhất hoạt động, có điều kiện giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giúp đỡ nhau giải quyết những tồn đọng về chính sách. Đặc biệt là cùng nhau tìm kiếm những đồng đội đã hy sinh trong các trận đánh để đưa các anh về nghĩa trang liệt sĩ và về với gia đình, quê hương.

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Lễ ra mắt Ban liên lạc Cựu chiến binh toàn quốc Mặt trận Vị Xuyên

Ngày 14/7/2016, tại Hội trường Bộ Quốc phòng ở Thủ đô Hà Nội, Lễ ra mắt Ban liên lạc Cựu chiến binh toàn quốc Mặt trận Vị Xuyên được tổ chức long trọng. Ban liên lạc gồm 31 thành viên do Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Quân khu 2 làm Trưởng ban.

Hơn 3 năm qua, khoảng 40 Ban liên lạc ở các địa phương, các đơn vị đã ra đời. Cái tên “Vị Xuyên” cũng được nhắc đến nhiều hơn, rộng rãi hơn, các hoạt động thăm hỏi, tri ân các thương binh, liệt sĩ ở Mặt trận Vị Xuyên cũng được quan tâm hơn. Khoảng 4 tỷ đồng đã được quyên góp để giúp đỡ đồng đội, đồng bào, nhất là nhân dân Vị Xuyên gặp khó khăn, thiên tai, bão lụt. Hàng chục bộ hài cốt đã được tìm kiếm và quy tập vào nghĩa trang. Hàng trăm thương binh không có giấy tờ được giúp đỡ để làm thủ tục hưởng chế độ chính sách…

“Chúng môi mong muốn thời gian tới cùng với tỉnh Hà Giang hoàn chỉnh quy hoạch khu di tích lịch sử chiến tranh Vị Xuyên- xây dựng Đài chiến thắng Vị Xuyên cho xứng tầm”- Trưởng Ban liên lạc Cựu chiến binh toàn quốc Mặt trận Vị Xuyên bộc bạch và nói thêm rằng: "Khó khăn là thế, gian khổ là thế, hy sinh là thế nhưng cũng chính trong hoàn cảnh đó, tôi đã chứng kiến một tinh thần quả cảm, lòng yêu nước vô bờ bến của những người lính cụ Hồ, quyết tâm giành và giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc".

ky uc vi xuyen va tam nguyen cua vi tuong gia

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy rất minh mẫn dù đã bước sang tuổi 90

“Có người nói rằng, cuộc chiến tranh phía Bắc Việt Nam là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử. Lịch sử không thể bị lãng quên. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà cha ông đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc”- Đó là tâm nguyện của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy- người lính già đã đi qua 3 cuộc chiến tranh, trong “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” vừa xuất bản vào tháng 12 năm 2019 và sẽ ra mắt vào tháng 3/2020./.