【xem bóng đá asiad】Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh thời điểm thi hành Luật Đất đai từ 1/8/2024
Nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật,ốchộisẽxemxétđiềuchỉnhthờiđiểmthihànhLuậtĐấtđaitừxem bóng đá asiad pháp lệnh năm 2024 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh |
Ngày 8/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với 95,07% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành.
Các đại biểu ấn nút thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (Ảnh:media.quochoi.vn) |
Thay mặt Ủy ban Thường vụ của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Trước đó, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ thêm sự cần thiết, tính cấp bách, khả thi của việc ban hành Luật điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng. Có ý kiến đề nghị chỉnh sửa tên Luật để chỉ rõ việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của các luật chứ không nêu chung là sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật.
Với tỷ lệ 95,48% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy: Những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu cũng là những yêu cầu mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đặt ra. Chính phủ đã tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, đồng thời đôn đốc các Bộ, chính quyền địa phương tích cực chuẩn bị đầy đủ điều kiện để triển khai thi hành các Luật.
Ông Hoàng Thanh Tùng cho hay, qua xem xét Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 cho thấy có nhiều quy định đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Việc sớm triển khai thi hành các luật nêu trên sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc, bất cập, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, đẩy mạnh phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp.
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng |
"Do đó, đề nghị Quốc hội cho bổ sung dự án Luật vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua ngay tại Đợt 2 của Kỳ họp này theo trình tự, thủ tục rút gọn như Chính phủ đề xuất; đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh lý tên gọi của Luật cho phù hợp với phạm vi sửa đổi là chỉ điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của các luật sớm hơn, cụ thể là từ ngày 01/8/2024."- ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Có ý kiến đề nghị sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, xây dựng Luật Dân số, theo ông Tùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về việc cần sớm xây dựng, ban hành các luật này để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn. Trong đó, việc sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế còn để bảo đảm đồng bộ với các quy định có liên quan của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Chính phủ đã lập đề nghị xây dựng 2 Luật này đưa vào Chương trình năm 2022, năm 2023 nhưng qua xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung chính sách của các dự án Luật để bảo đảm tính khả thi. Đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình theo thẩm quyền.
Có ý kiến đề nghị sớm đưa vào Chương trình việc sửa đổi Luật Trọng tài thương mại, ông Tùng thông tin, Hội Luật gia Việt Nam đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Trọng tài thương mại (sửa đổi) để báo cáo xin ý kiến Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đề nghị Hội Luật gia Việt Nam khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật này vào Chương trình.