>> Bão số 11 đang tiếp tục mạnh dần lên,ẩnbịtinhthầncaonhấtứngphóvớibãosốpsg gặp rennes khả năng giật cấp 15
Tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Bắt đầu từ chiều ngày 14/10, bão có xu hướng dịch chuyển theo hướng Tây Bắc. Hiện cường độ bão ở cấp 10, giật cấp 13. Khi đi vào vịnh Bắc Bộ, bão sẽ tương tác với không khí lạnh rồi chếch xuống Tây Nam. Cùng không khí lạnh khô tương tác sẽ làm bão số 11 suy yếu và không có khả năng mạnh thêm. Bão vào vịnh Bắc Bộ ở cấp 8, cấp 9. Ngày 16 và 17, không khí lạnh đầu mùa tràn về, trời sẽ chuyển rét.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến chiều ngày 14/10, Biên phòng tuyến biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 74.438 tầu, thuyền với 298.232 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 11 để chủ động phòng tránh hoặc di chuyển vòng tránh thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện ngành Điện lực đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục cung cấp điện đến người dân. Tuy nhiến, đến nay 126 xã vẫn chưa được cấp điện...
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT nhấn mạnh, các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc vừa trải qua đợt lũ lịch sử, gây thiệt hại nặng nề. Cơn bão số 11 diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thái thời tiết gây khó cho công tác dự báo. Vì vậy, các tỉnh chuẩn bị tinh thần ứng phó với bão số 11 cao nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, công tác dự báo cần bám sát kịp thời cung cấp cho cơ quan chức năng, công tác chỉ đạo điều hành, cơ quan báo chí để tuyên truyền thông tin đầy đủ đến người dân. Biến đổi khí hậu đã tạo ra những dị hình thời thiết rất khó đoán định. Đối với trên biển, lực lượng biên phòng cần thông báo cho các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động.
"Tập trung khắc phục cở sở hạ tầng trong đó có hệ thống điện, giao thông. Riêng các hồ thủy điện tổng kiểm tra công trình đập, tất cả các hồ thủy lợi xung yếu cần có phương án quản lý chặt chẽ để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cần tập trung khẩn trương thực hiện các biện pháp khôi phục sản xuất", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo báo cáo nhanh ngày 14/10 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến 22h00 ngày 13/10, mưa lũ đã làm 97 người chết và mất tích. Về nông, lâm nghiệp, theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 15h ngày 13/10/2017 diện tích ngập úng còn 158.000ha (giảm 17.021ha). Dự kiến, tình hình ngập úng sẽ còn tiếp diễn trong 5 - 7 ngày tới và có 16.303ha cây trồng lâu năm, hàng năm và cây ăn quả tập trung bị thiệt hại. |
Khánh Linh