当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kqbd kawasaki】Hà Nội: Cải cách nền hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp 正文

【kqbd kawasaki】Hà Nội: Cải cách nền hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-25 04:36:52
Hà Nội: Cải cách nền hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
Cán bộ công chức hỗ trợ người dân thực hiện giao dịch trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tại bộ phận “một cửa” quận Tây Hồ. Ảnh: Quang Thái

PV:Với vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước, TP. Hà Nội có trách nhiệm đi đầu trong các địa phương triển khai tốt, hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về cải cách hành chính. Đến nay công tác cải cách hành chính của thành phố đã đạt kết quả như thế nào, thưa ông?

Hà Nội: Cải cách nền hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
Ông Trương Việt Dũng

Ông Trương Việt Dũng: Thời gian qua, TP. Hà Nội đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thực hiện cải cách hành chính. Các sở, ngành tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 30 quyết định công bố danh mục TTHC mới, TTHC được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ; phê duyệt 857 quy trình nội bộ giải quyết TTHC.

Tính đến ngày 15/6/2023, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố là 1.853 thủ tục hành chính, trong đó cấp sở, cơ quan tương đương sở là 1.407 thủ tục, cấp huyện là 297 thủ tục và cấp xã là 149 thủ tục. Các sở, ngành thành phố đã phê duyệt 428 quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC); các quận, huyện, thị xã ban hành 1.684 quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC); cấp xã ban hành 2962 quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC) và 113 quy trình liên thông giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC) cấp xã - huyện…

Đặc biệt, ngày 9/2/2023 UBND thành phố đã hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác sử dụng chính thức 4 hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung quan trọng, cốt lõi, gồm: hệ thống thông tin báo cáo thành phố; hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung thành phố; kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua ứng dụng zalo; ứng dụng quản lý cuộc họp Ban cán sự đảng UBND thành phố, UBND thành phố và sẵn sàng kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu với các bộ ngành trung ương và Chính phủ…

Những kết quả đó đã góp phần từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, hạn chế tham nhũng, tiêu cực, rút ngắn thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

PV: Ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính là điểm sáng, nổi bật của Hà Nội thời gian qua, được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là đơn vị đi đầu cả nước. Xin ông cho biết cụ thể hơn về lợi ích của sáng kiến này?

Ông Trương Việt Dũng: TP. Hà Nội có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong công tác kiểm soát TTHC, chọn nhiều TTHC có thế mạnh để triển khai, đặc biệt là các TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố (theo chỉ đạo tại Quyết định 1085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tính đến 15/6/2023, Hà Nội đã công bố 15 quyết định với 93 TTHC nội bộ và đang tiếp tục thực hiện rà soát, xác định các TTHC nội bộ theo hướng dẫn.

Đồng thời, thành phố đã thực hiện cơ bản các phương án ủy quyền giải quyết TTHC (theo Quyết định số 4610/QĐ-UBND của UBND thành phố) phê duyệt 617 phương án ủy quyền giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố, bảo đảm thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ủy quyền thực hiện TTHC theo hướng “Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Nâng tỷ lệ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng trung bình đạt 80%

Để đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung, TP. Hà Nội đã triển khai tới 633 cơ quan, đơn vị; cấp trên 40.400 tài khoản cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và xử lý công việc. Trên 2 triệu văn bản đã được cập nhật, bảo đảm chỉ tiêu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng chữ ký số chuyên dùng hoàn toàn trên môi trường mạng; đồng thời nâng tỷ lệ văn bản, hồ sơ công việc tại cấp quận, huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng trung bình đạt 80%...

Đến nay, thành phố đã ban hành các quyết định ủy quyền của 543/617 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 88%; 100% các TTHC sau khi được ủy quyền đều đã ban hành các quy trình nội bộ để triển khai thực hiện và tái cấu trúc, đưa vào quy trình điện tử thực hiện trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố; 74 TTHC còn lại các đơn vị của thành phố đang tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện trong thời gian tới.

PV:Để đưa chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của Thủ đô trong nhóm đứng đầu cả nước, thành phố có giải pháp trọng tâm gì, thưa ông?

Ông Trương Việt Dũng: Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đưa Chỉ số PAR INDEX của thành phố năm 2023 nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước; Chỉ số SIPAS tiếp tục có sự cải thiện cả về tỷ lệ hài lòng chung và thứ bậc so với năm 2022; Chỉ số SIPAS đạt trên 83% mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Để làm tốt việc này, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, đặc biệt là các cơ quan chủ trì tham mưu các nội dung, lĩnh vực trong Chỉ số PAR INDEX cấp tỉnh, Chỉ số SIPAS đánh giá đúng kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý; triển khai hệ thống các giải pháp, khắc phục ngay những tiêu chí, tiêu chí thành phần bị trừ điểm, nhằm cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS năm 2023 của thành phố.

Đồng thời, thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đó, các sở, ban, ngành sẽ tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, TTHC hoặc kiến nghị bộ, ngành chủ quản việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố.

Thành phố thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định TTHC trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (khi được giao theo quy định); nghiên cứu, đề xuất việc tăng cường phân cấp, ủy quyền, phân bổ nguồn lực trong thực hiện thủ tục hành chính…

PV: Xin cảm ơn ông!

Phấn đấu đến năm 2025 cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4

Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của TP. Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 nêu rõ, phấn đấu 100% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn; phấn đấu có thêm 20% số lượng TTHC được tinh gọn, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí.

Năm 2021, hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Đến năm 2022, việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực tăng tối thiểu 20% so với năm 2021; đến năm 2025, tăng tối thiểu 30%/năm cho đến khi đạt 100%, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Phấn đấu cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 đủ điều kiện, đạt 100%; tích hợp 60% các DVCTT mức độ 3, 4 với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tỷ lệ người dân thực hiện các DVCTT và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% số với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng./.

标签:

责任编辑:World Cup