当前位置:首页 > Thể thao > 【kèo 1,25】Bài học cảnh giác

【kèo 1,25】Bài học cảnh giác

2025-01-29 07:29:03 [Cúp C2] 来源:Empire777

Bà Lê Thị Loan (còn gọi là Bé - người ngoài cùng bên trái) bức xúc khi bị bà Thảo giật hụi

Ảnh hưởng hàng trăm người  

Nhiều tiểu thương buôn bán ở chợ Cống cho biết: “Chủ hụi là bà Nguyễn Thị Thu Thảo,àihọccảnhgiákèo 1,25 quê Bình Phước, ngụ kiệt 163 Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú (TP. Huế) đã không còn ở địa phương, gọi điện cũng không liên lạc được. Chúng tôi góp tiền hụi cho bà Thảo với số tiền lớn. Người ít thì 10 triệu đồng, người nhiều lên đến 300 – 400 triệu đồng”.

Bà Lê Thị Loan (còn gọi là Bé) – người bán trái cây ở chợ Cống, trú tại 5/58 Hàm Nghi, phường Phước Vĩnh bức xúc: “Tui đóng hụi cho bà Thảo nhiều năm nay, với số tiền lên đến 307 triệu đồng. Thế nhưng, ngày 1/12, tui và một số người chơi hụi tìm bà Thảo để lấy tiền lãi hàng tháng thì tá hỏa khi biết bà Thảo và gia đình đã rời khỏi địa phương”.

Ông Trương Đình Vỹ, Trưởng Ban quản lý (BQL) chợ Cống cho biết: “Chúng tôi đã khuyến cáo nhiều lần về sự rủi ro, nhưng bà con vẫn cứ chơi hụi. Đây là sự tự nguyện, thỏa thuận với nhau, nên BQL chợ khó có thể can thiệp. Trước sự việc, chúng tôi chỉ biết hướng dẫn các tiểu thương trình báo đến lực lượng công an, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làm rõ sự việc. Đến ngày 12/11, BQL chợ thống kê có 53 trường hợp tiểu thương của chợ bị bà Thảo giật hụi, với số tiền gần 2,5 tỷ đồng”.

Cách đây 4 năm, chủ hụi tên Thái Thị Thuận (43 tuổi), trú tổ 14, KV 3, phường Phú Hậu (TP. Huế) buộc phải nhảy lầu tự tử trước áp lực vỡ hụi với số tiền trên 500 triệu đồng. Ở xã Lộc Thủy (Phú Lộc) cũng đã từng xảy ra chuyện có gần 200 người dân kéo đến bao vây nhà chủ hụi Bùi Thị Nhiên, trú xóm Chợ, xã Lộc Thủy khi biết tin bà Nhiên “ẵm” khoảng 4 tỷ đồng của các con hụi bỏ trốn vào TP.Hồ Chí Minh. Sau một thời gian, do làm ăn thua lỗ, bà Tùng – tiểu thương buôn bán ở chợ Bình Thành (Hương Trà) vỡ hụi khiến 70 hộ dân trên địa bàn xã góp hụi nhiều tỷ đồng rơi vào cảnh sạt nghiệp…

Đừng vì lợi nhuận trước mắt

Trung tá Lê Thanh Hải, Trưởng Công an phường Xuân Phú cho biết: “Các tiểu thương ở chợ Cống đã gửi đơn đến công an phường. Hiện lực lượng công an cùng phối hợp với ngành chức năng và chính quyền địa phương điều tra, làm rõ nguyên nhân. Tất cả các đơn trình báo của các tiểu thương chợ Cống và nhiều người dân khác, chúng tôi thực hiện các thủ tục cần thiết và đã chuyển hồ sơ lên Công an TP. Huế”.

Bằng cách nào mà chủ hụi huy động được nhiều tiền như vậy? Đó là lãi suất mà chủ hụi trả hàng tháng cho các con hụi quá cao và tiền lãi cứ tăng dần theo năm tháng. Điều đáng nói, nhiều người thấy lãi nhiều đã không ngần ngại huy động tiền của người thân hoặc cầm cố tài sản, sổ đỏ, vay ngân hàng để góp hụi, trở thành những chủ hụi con. Khi chủ hụi mẹ vỡ thì hệ lụy nhiều người, dẫn đến cảnh “tan cửa nát nhà”.

Đại tá Hoàng Long, Trưởng Công an TP. Huế khuyến cáo, chơi hụi là một hình thức huy động vốn có từ lâu, với mục đích ban đầu là góp vốn giúp đỡ người trong nhóm, hội. Tuy nhiên, hụi giờ đã bị biến tướng, trở thành vấn nạn gây mất trật tự, an ninh xã hội. Chủ hụi là người giữ vai trò trung gian thực hiện các giao dịch mà không có bất cứ sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính. Vì thế, nhiều chủ hụi, hay hụi viên đã nghĩ ra nhiều cách thức gian dối để chiếm đoạt tiền. Những vụ vỡ hụi liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh với số tiền nhiều tỷ đồng là bài học cảnh giác cho những ai đã và đang tham gia vào các đường dây hụi. Việc chơi hụi có tính rủi ro rất cao, thực tế đã có nhiều trường hợp tan nhà, nát cửa, nợ nần chồng chất khi bị bể hụi, giật hụi. Vì vậy, người dân, khi muốn tích lũy sinh lợi từ tiền, mọi người nên cân nhắc, chọn lựa dạng giao dịch tài chính phù hợp để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Thiết nghĩ, trong một số trường hợp, chuyện vỡ hụi là một hình thức lừa đảo, không còn trong phạm vi quan hệ dân sự nữa, mà là vấn đề hình sự, nên cơ quan chức năng cần quan tâm. Ngoài việc truy bắt, buộc trả lại tiền cho các con hụi; cần theo dõi sát sao những người đang cầm hụi hiện nay. Người dân cần ý thức và nêu cao tinh thần cảnh giác với hình thức góp tiền này; đừng để “nước đến chân mới nhảy”, “tiền mất, tật mang” và những hệ lụy từ vấn nạn vỡ hụi.

Luật sư Lê Thị Trà My, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Hà:

 Phải biết những người chơi hụi với mình là ai

Hình thức chơi hụi, góp họ được pháp luật cho phép với mục đích để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, người tham gia chơi hụi cần phải biết rõ người chủ hụi về công việc, gia đình, tài sản, khả năng tài chính của họ như thế nào để hạn chế rủi ro. Nếu chơi hụi từ 10 đến 12 người thì cần phải biết những người chơi hụi với mình là ai, tránh những “dây hụi ma”. Quá trình chơi hụi phải thường xuyên liên lạc, thông tin với nhau để biết rõ về chủ hụi.

Thực tế cho thấy, có nhiều người chơi hụi nhưng họ chỉ biết chủ hụi, chứ không biết những người cùng chơi hụi với mình là ai. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro khi vỡ hụi.

Việc chủ hụi tự ý bỏ trốn rõ ràng là vi phạm pháp luật. Tuỳ theo mức độ, hình thức để ngành chức năng xử lý tội lạm dụng hay lừa đảo theo quy định của pháp luật.

Tâm Anh

Bài, ảnh: Anh Phong

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读