您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【trận đấu fiorentina gặp as roma】Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế 正文

【trận đấu fiorentina gặp as roma】Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế

时间:2025-01-10 20:40:03 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tếĐinh Phương NhungThứ năm, 04/0 trận đấu fiorentina gặp as roma

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế

Đinh Phương NhungĐinh Phương Nhung

(Dân trí) - Hai nam sinh Trường Đại học RMIT thực hiện bộ phim hoạt hình về môi trường và đạt giải phim hoạt hình xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Nature Without Borders.

Nguyễn Hoàng Phúc Nghi và Nguyễn Cát Vũ là sinh viên năm cuối ngành Thiết kế (Truyền thông số) của Trường Đại học RMIT, TPHCM, đồng thời là tác giả bộ phim hoạt hình "Safari" (cuộc đi săn - PV).

Bộ phim "Safari" thuộc thể loại hoạt hình tĩnh vật (stop motion), được xây dựng bằng kỹ thuật cắt giấy. Vũ và Nghi đã sử dụng kỹ thuật cắt từng hình ảnh riêng lẻ rồi lắp ghép với nhau để tạo thành chuỗi động tác của sự vật.

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế - 1
Nguyễn Hoàng Phúc Nghi (trái) và Nguyễn Cát Vũ (phải) là sinh viên năm cuối Trường Đại học RMIT, TPHCM (ảnh: NVCC).

Nội dung bộ phim được kể dưới góc nhìn của du khách đang chứng kiến vùng đất bị con người hủy hoại bởi nạn phá rừng và săn bắt động vật. Thông qua tác phẩm, hai tác giả trẻ muốn truyền đi thông điệp về tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Được biết, tác phẩm đạt giải Phim hoạt hình xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Nature Without Borders (Mỹ).

Đoạn giới thiệu phim ngắn "Safari" của hai nam sinh Đại học RMIT (Video: NVCC)

Chia sẻ với Dân trí, Vũ và Nghi cho biết, bộ phim được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần do đây là sản phẩm cuối kỳ cho học phần hoạt hình Pixilation, một trong những môn học chuyên ngành thuộc chương trình Cử nhân Thiết kế (Truyền thông số).

Chủ đề về môi trường vốn là một trong những chủ đề thảo luận phổ biến khiến hai nam sinh phải sáng tạo trong cách truyền tải nội dung tới khán giả.

Chính vì thế, Nghi và Vũ không chỉ áp dụng những kỹ thuật được đào tạo trên trường mà còn liên tục cập nhật những kiến thức bên ngoài như xử lý phản xạ ánh sáng, tận dụng khúc xạ ánh sáng để tạo hiệu ứng cho cảnh quay, khiến tác phẩm trở nên thú vị hơn.

Tiêu tốn khoảng 100 tờ giấy đã qua sử dụng

Vì cách thực hiện là cách quay bóng các sự vật phản chiếu lên tường nên hai nam sinh đã tận dụng những tờ giấy cũ để làm đạo cụ cho bộ phim. Nghi và Vũ đã tốn khoảng 100 tờ giấy đã qua sử dụng và dùng thêm các loại giấy khác ở những kích cỡ khác nhau.

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế - 2
Để quay được bóng của sự vật, Nghi và Vũ đã phải thực hiện bộ phim trong bóng tối nhiều giờ đồng hồ (ảnh: NVCC).

Vì sử dụng kỹ thuật cắt giấy nên việc tạo hình nhân vật đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu chọn chất liệu đến khâu cắt giấy. Đó là lí do hai nam sinh phải bỏ đi và cắt lại nhiều lần, dẫn đến việc tiêu tốn một số lượng giấy lên đến hàng trăm tờ.

"Những chi tiết cầu kì như sừng hươu hay quả địa cầu khiến chúng em phải loay hoay rất nhiều để hình dáng sự vật có thể hiện lên thật chính xác. Đã không ít lần chúng em phải thay mũi dao do phải cắt giấy quá nhiều", Phúc Nghi chia sẻ.

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế - 3
Hai nam sinh phải tự mình cắt, dán một lượng giấy lớn để tạo dựng hình ảnh cho bộ phim (ảnh: NVCC).

Khi được hỏi về việc làm phim về môi trường nhưng lại tiêu tốn nhiều giấy, hai nam sinh cho rằng đây là một khoản đầu tư xứng đáng.

"Có câu nói: "Lùi một bước để tiến ba bước". Chúng em cho rằng đầu tư một khoản giấy như vậy là xứng đáng để dự án lan tỏa thông điệp mạnh mẽ hơn nữa tới cộng đồng.

Ngoài ra, những tờ giấy được dùng làm đạo cụ đa phần là giấy đã qua sử dụng, đồng thời chúng em cũng tận dụng công nghệ để "làm nháp" trong các bước xây dựng chuyển động nên cũng hạn chế được phần nào rác thải trong quá trình sản xuất", Cát Vũ chia sẻ.

Ăn bún đậu mắm tôm để tìm ra tiếng nói chung

Trong quá trình làm việc, hai nam sinh không tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn: "Có những phân cảnh mình muốn làm khác đi so với kịch bản nhưng Nghi lại muốn làm theo kế hoạch nên chúng em không thể tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm", Vũ cho biết.

Để giải quyết mâu thuẫn, hai chàng trai đã cùng nhau ăn bún đậu mắm tôm vào giữa đêm để tìm ra tiếng nói chung.

"Chúng em đã cùng nhau đi ăn để tinh thần thoải mái hơn sau những giờ phút làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Đêm hôm đó, chúng em nhất quyết đi ăn bún đậu mắm tôm và cùng giải quyết mọi chuyện trên bàn ăn. Chúng em phân tích điểm lợi, điểm hại của mỗi phương án và tìm ra phương án cuối cùng", Nghi kể lại.

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế - 4
Những phân cảnh của bộ phim được thực hiện sau nhiều lần thảo luận, cân nhắc của hai tác giả (ảnh: NVCC).

Không giống những tác phẩm sử dụng đồ họa để thực hiện, việc Vũ và Nghi xây dựng nhân vật bằng cách cắt giấy thủ công và quay phim trong bóng tối đem đến cho hai tác giả trẻ không ít khó khăn.

"Quay phim trong bóng tối khiến hình ảnh bị nhiễu và mờ rất nhiều. Để khắc phục những hạn chế này, chúng em phải thực hiện công tác hậu kỳ rất kĩ càng để tăng độ nét cho ảnh, thậm chí phải quay lại từ đầu để đảm bảo chất lượng cho toàn bộ phim", Nghi chia sẻ.

Nghi cũng cho biết thêm, có những lúc cả hai phải đứng yên một chỗ trong hàng giờ đồng hồ đến nỗi run rẩy tay chân. Nhưng vì thời gian gấp gáp, cả hai chỉ có từ 3 đến 4 tuần để hoàn thiện tác phẩm nên không thể giảm cường độ làm việc của mình.

"Có thời điểm bọn mình phải quay liên tục trong 3 ngày 3 đêm để gấp rút thực hiện dự án, bắt đầu vào 9 giờ sáng và dừng lại nghỉ ngơi vào khoảng 19h tối", Vũ và Nghi kể lại.

Sinh viên RMIT dùng 100 tờ giấy để làm phim hoạt hình đạt giải quốc tế - 5
Quá trình quay bộ phim "Safari" đòi hỏi hai nam sinh phải đứng yên một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ (ảnh: NVCC).

Mệt mỏi là thế nhưng khi nhìn lại thành quả, Nghi và Vũ đều cảm thấy những nỗ lực của mình được đáp trả một cách xứng đáng. Chia sẻ về những cảnh phim tâm đắc của mình, mỗi người lại cho mình một đáp án khác nhau.

Với Vũ, phân cảnh tâm đắc nhất là cảnh con cú đập cánh. Còn với Nghi, cảnh phim tâm đắc nhất lại là cảnh quay dưới biển khi cả hai đã tận dụng sự khuếch tán ánh sáng qua việc chiếu đèn qua cốc nước để tạo cảm giác như đang thực sự ở dưới biển.

Chia sẻ về tương lai, Vũ và Nghĩ đều đang có những dự định riêng của mình và chưa lên kế hoạch sẽ hợp tác với nhau trong khoảng thời gian sắp tới.