您的当前位置:首页 > Thể thao > 【số liệu thống kê về toulouse fc gặp olympique lyonnais】Phát triển kinh tế sâu rộng để giải phóng sức dân 正文

【số liệu thống kê về toulouse fc gặp olympique lyonnais】Phát triển kinh tế sâu rộng để giải phóng sức dân

时间:2025-01-09 13:05:15 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

ĐB Vũ Tiến Lộc: Cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân trong nước.Hôm nay, Quốc hội (QH) bư số liệu thống kê về toulouse fc gặp olympique lyonnais

vũ tiến lộc

ĐB Vũ Tiến Lộc: Cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân trong nước.

Hôm nay,áttriểnkinhtếsâurộngđểgiảiphóngsứcdâsố liệu thống kê về toulouse fc gặp olympique lyonnais Quốc hội (QH) bước vào phiên thảo luận kéo dài 1,5 ngày, được truyền hình, phát thanh trực tiếp về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017, những tháng đầu năm 2018 và quyết toán NSNN năm 2016.

Đại biểu tranh luận “tăng trưởng có phụ thuộc vào dầu thô”

Tham luận tại hội trường, ĐB Hoàng Quang Hàm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách (ĐB đoàn Phú Thọ) cho rằng, kinh tế đã có sự phát triển ngoạn mục năm 2017 và những tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, ông cũng nêu một số vấn đề được cho là "những khoảng lặng của tăng trưởng".

ĐB bày tỏ đồng ý với nhận định của Chính phủ trong báo cáo gửi đến QH, đó là, tăng trưởng đang giảm dần sự lệ thuộc vào khai thác dầu thô. Năm 2017 công nghiệp khai khoáng vượt kế hoạch nhưng chỉ bằng trên 93% năm 2016. Song, cũng trong năm 2017, nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì không đạt mục tiêu tăng trưởng. ĐB dẫn chứng, 1 triệu tấn dầu góp 0,2 - 0,3 điểm tăng trưởng, nên nếu không có yếu tố này, GDP 2017 chỉ đạt 6,4 - 6,6% (thay vì 6,81%). “Như vậy, kết quả GDP vượt mục tiêu nhưng tăng trưởng từ sản xuất kinh doanh không đạt kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu" - ĐB Hàm nói.

Theo ĐB, với nền kinh tế đang “khát khao vươn lên như Việt Nam”, việc quy mô GDP 2017 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng là còn khiêm tốn, không đạt như kỳ vọng đề ra từ cách đây 2 năm. Tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,38%, cao nhất 10 năm, nhưng nhân tố tạo bứt phá không được duy trì bền vững nên dự báo quý sau sẽ giảm dần.

ĐB cho rằng: “Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng tỷ lệ gia công, lắp ráp trong ngành chế biến, chế tạo rất lớn. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế đang chịu sự chi phối của doanh nghiệp FDI: Samsung và Formosa góp hơn 40% tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo; doanh nghiệp FDI chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu, 66% nhập khẩu. Mối liên kết cũng như việc chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI với trong nước chưa đạt như mong muốn”.

ĐB Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách phát biểu tranh luận với ĐB Hoàng Quang Hàm. ĐB cho rằng, mình "ấn tượng với năm 2017, năm đầu tiên tăng trưởng không dựa vào khai thác tài nguyên, khai khoáng". ĐB dẫn chứng bằng các con số: Khai thác dầu thô năm 2016 là 15,2 triệu tấn, năm 2017 kế hoạch 13,28 triệu tấn và thực hiện 13,55 triệu tấn. Như vậy, riêng năm 2017, khai thác nhiều hơn kế hoạch khoảng hơn 200.000 tấn. Còn nếu so với năm 2016, năm 2017 khai thác ít hơn 1,6 triệu tấn.

Về than, năm 2016, khai thác 38,73 triệu tấn than. Kế hoạch năm 2017 là 40,2 triệu tấn nhưng thực khai thác chỉ 38,2 triệu tấn.

Trao đổi làm rõ thêm với ĐB Trần Quang Chiểu, ĐB Hoàng Quang Hàm cho biết, bản thân ông cũng thống nhất với báo cáo Chính phủ về việc đã "giảm dần phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, dầu thô trong tăng trưởng". Đối với các số liệu đã nêu, ĐB Hoàng Quang Hàm cho biết: “Số liệu dẫn lại báo cáo số 193 của Chính phủ ngày 16/5, theo đó sản lượng khai thác dầu cả năm 2017 đạt 13,57 triệu tấn, tăng 1,29 triệu tấn. Nghĩa là chúng ta đã khai thác và thanh toán vượt 1,29 triệu tấn thực ra thanh toán này mới ảnh hưởng GDP". Theo ĐB, ông đánh giá cao Chính phủ “vì chúng ta đã thoát dần tăng trưởng phụ thuộc dầu thô vì đây là của để dành, nên bức tranh tăng trưởng cần nhìn nhận thực chất”.

Mỗi ngày bình quân 300 doanh nghiệp mới được thành lập

ĐB Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - ĐB đoàn Thái Bình) cho rằng, tăng trưởng GDP 2017 đạt 6,81%; quý I năm nay là 7,38%; mỗi ngày bình quân 300 doanh nghiệp mới thành lập; áp lực nợ công vượt trần 65% GDP đã giảm đáng kể so với trước; 1,5 triệu lao động hằng năm có việc làm mới... là những thành công bước đầu, nhờ giải pháp ngắn hạn của Chính phủ.

Ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ lo lắng các thủ tục còn phiền hà. “Thời gian nuôi gà còn ngắn hơn thời gian bán gà; một thỏi socola gánh 13 giấy phép. Tình trạng giấy phép con, cháu và thủ tục hành chính rườm rà sẽ có nguy cơ không biến mất mà có thể biến tướng, phục hồi, chuyển từ hình thái này sang hình thái khác và đè nặng lên doanh nghiệp. Việc giảm chi phí chính thức và không chính thức cho người dân và doanh nghiệp bởi vậy sẽ khó cải thiện triệt để và trần thể chế vẫn là cản trở cho các nỗ lực sáng tạo của địa phương, cơ sở. Sự chững lại của các ngôi sao cải cách trong chỉ số xếp hạng PCI 2018 đã chứng minh điều này” - người đứng đầu VCCI nói.

Theo ĐB, cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền ở các địa phương và cơ sở... “Ông cha ta nói: “Một người lo bằng kho người làm”. Để tạo ra sự phát triển lớn hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, ngành phải thực sự là kiến trúc sư trưởng trong cải cách thể chế ở từng lĩnh vực. Hy vọng cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến phát triển kinh tế sâu rộng để giải phóng sức dân, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân trong nước. Đó là nền tảng, động lực phát triển quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững và tự chủ trong thời gian tới” - ông Vũ Tiến Lộc nói.

ĐB Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cũng bày tỏ đồng tình với nhiều ĐB khi cho rằng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt ấn tượng với kết quả tăng trưởng GDP 7,38% quý I/2018, cao nhất 10 năm qua cho thấy rõ nét toàn diện hiệu lực hiệu quả trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện các nghị quyết của Đảng, của QH.

ĐB bày tỏ băn khoăn khi đề xuất trước đó của mình về đấu giá biển số xe ô tô đẹp để thu về NSNN chậm được ban hành. “Tôi đã trình bày trước QH, nếu triển khai đấu giá biển số xe ô tô thì NSNN có thể thu được khoảng 5.000 tỷ đồng/năm từ việc đấu giá hơn 12% số biển số đẹp được sắp xếp có quy tắc, biển số được người dân ưa thích; và hơn 60% biển số theo yêu cầu của người dân trong tổng kho số. Tuy nhiên khi xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn đấu giá biển số, có ý kiến đề xuất chỉ đấu giá các số có 3, 4, 5 số giống nhau và số tiến, chiếm chưa đến 1% tổng kho số. Còn có đề xuất không cho phép người có biển số thông qua đấu giá được tiếp tục sử dụng cho chiếc xe tiếp theo của mình”, ĐB Nguyễn Văn Cảnh nói.

Theo ĐB, hơn 12% biển số xe đẹp khi đề xuất trong ban hành luật, đến dự thảo nghị định hướng dẫn thì đề xuất còn chưa đến 1%, như vậy là giảm hàng chục lần về số lượng. Từ đề xuất đưa vào luật để có thể thu về hàng nghìn tỷ đồng/năm thì khi cụ thể hóa bằng văn bản dưới luật chỉ thu được vài chục tỷ đồng, cho thấy lãng phí khi triển khai luật.

Tuy nhiên, có ĐB lại cho rằng, nhiều cử tri đặt vấn đề "nếu Nhà nước tổ chức đấu giá biển số đẹp, công dân có quyền từ chối biển số xấu hay không?". Do đó, nhận xét Nhà nước đang lãng phí hàng nghìn tỷ đồng do không đấu giá biển số đẹp là chưa có cơ sở, do giá cả thay đổi theo từng thời kỳ, tâm lý của người dùng./.

Minh Anh