Trong một phản ứng chính thức đầu tiên đối với việc Mỹ cho rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ,áobuộcTrungQuốcthaotúngtiềntệsẽtácđộngxấutớithịtrườngtàichínhthếgiớkết quả trận sheffield PBoC cho hay cáo buộc nói trên của Mỹ có thể ngăn chặn sự hồi phục hoạt động kinh tế và thương mại của thế giới. Theo PBoC: “Trung Quốc đã và sẽ không sử dụng tỷ giá như công cụ để giải quyết các xung đột thương mại”.
Mỹ đưa ra cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ sau khi đồng NDT giảm xuống mức thấp nhất 11 năm qua trong ngày 5/8 đã dập tắt những hy vọng mong manh về việc 2 nền kinh tế hàng thế giới có thể đạt được thỏa thuận nhằm kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài hơn 1 năm qua.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã mở rộng ra ngoài thuế quan sang các lĩnh vực khác như công nghệ và các nhà phân tích khuyến cáo rằng các biện pháp đáp trả lẫn nhau có thể làm tăng quy mô và mức độ nghiêm trọng của thương chiến Mỹ - Trung, qua đó tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới niềm tin kinh doanh và tăng trưởng kinh tế thế giới.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ ngày 5/8 thông báo lần đầu tiên kể từ năm 1994 đã xác định được rằng Trung Quốc đang thao túng tiền tệ, đưa phạm vi của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vượt ra khỏi lĩnh vực thuế quan.
Cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ được Mỹ đưa ra sau chưa đầy 3 tuần kể từ khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng giá trị của đồng NDT phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Trung Quốc trong khi đồng USD được định giá cao hơn 6 - 12% so với giá trị thực tế của đồng tiền này.
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua so với USD, giá trị đồng NDT có vẻ đã ổn định trở lại trong ngày 6/8 trước những dấu hiệu cho thấy PBoC có thể tìm cách ngăn chặn sự giảm giá đồng nội tệ của Trung Quốc - đã làm dấy lên những quan ngại về nguy cơ xảy ra cuộc chiến tiền tệ toàn cầu./.
Theo TTXVN