Người dân xứ sở sương mù đã được phen hốt hoảng khi một phóng viên của hãng thông tấn lớn nhất nước Anh – BBC - tung tin Nữ hoàng ElizabethII đã băng hà. TheướcAnhhốthoảngvìtinđồnNữhoàngElizabethIIbănghànhận định kèo nhà cái hôm nayo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, mọi việc khởi đầu sau khi nữ phóng viên Ahmen Khawaja đăng lên tài khoản Twitter cá nhân dòng "tin nóng" với nội dung Nữ hoàng Elizabeth II đang được điều trị tại một bệnh viện ở London.
Nữ phóng viên sau đó viết thêm: "Nữ hoàng Elizabeth đã qua đời", và đoạn tweet này đã được truyền thông Anh chụp lại và đăng tải. Sự việc lập tức gây bão trên mạng xã hội và tin đồn về sức khỏe của Nữ hoàng Anh bắt đầu tràn ngập trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Dòng tin gây bão với nội dung ‘Nữ hoàng Elizabeth qua đời’ của nữ phóng viên BBC
Tin đồn ‘Nữ hoàng Elizabeth qua đời’ sau đó nhanh chóng trở thành ‘thông tin chính thức’ với nhiều người khi nhiều hãng truyền thông quốc tế cũng dẫn lại nguồn tin này, bao gồm cả CNN của Mỹ, Bild.de của Đức và Hindustan Times của Ấn Độ. Kênh tin CNN của Mỹ sau đó đã đính chính lại thông tin của mình và gọi đó vụ việc là "nhầm lẫn".
Cô Khawaja đã lập tức xin lỗi và xóa ngay các thông tin đã đăng trên Twitter. Cô giải thích mình đã để quên điện thoại ở nhà và có ai đó đã lấy tài khoản Twiiter để tung tin giả. "Tôi để quên điện thoại ở nhà. Xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến mọi người vì trò đùa ngớ ngẩn" – nữ phóng viên cho biết trong một tweet mới sau đó vài phút.
Trong khi đó, hãng thông tấn BBC cũng nhanh chóng xin lỗi và cho hay sự việc xảy ra do Khawaja đưa thông tin nhầm lên Twitter trong một cuộc diễn tập về cách thức đưa tin trong trường hợp có thành viên cao cấp của gia đình hoàng gia qua đời. Hãng này cũng thông báo đã mở cuộc điều tra nội bộ và sẽ kỷ luật Khawaja, báo Tiền Phongđưa tin.
Nữ phóng viên hãng BBC sau đó đã phải ngay lập tức đính chính tin đồn ‘Nữ hoàng Anh qua đời’
Tuy nhiên, tuyên bố sau đó của văn phòng truyền thông BBC đưa ra cho biết, thông tin trên tình cờ liên kết với các bài tập huấn luyện. Điều này mâu thuẫn với lời giải thích của nhà báo Khawaja gọi sự cố là "trò đùa".
"Trong một buổi tập huấn đưa tin "cáo phó", một thông tin nhầm lẫn được gửi từ tài khoản của một nhà báo BBC cho biết, một thành viên của gia đình hoàng gia đã qua đời. Thông tin đã được gỡ bỏ nhanh chóng và chúng tôi xin lỗi vì hành vi của mình", thông báo của BBC viết.
Một điều trùng hợp là nữ hoàng Elizabeth vào thời điểm đó cũng đang có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ tại bệnh viện King Edward VII ở London. Đồng thời, Điện Buckingham đã phải ra thông báo bác bỏ tin đồn khẳng định sức khỏe của Nữ hoàng Anh hoàn toàn ổn.
Minh Thùy(T/h)
Anh: 1.400 đàn ông bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em