【cá cược châu âu】Quy định thiếu thống nhất dẫn đến vướng mắc trong việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:32:22 评论数:
Phế liệu không tái xuất được khi tiêu hủy phải tuân thủ đúng quy định | |
Phế liệu,địnhthiếuthốngnhấtdẫnđếnvướngmắctrongviệctiêuhủyphếliệuphếphẩcá cược châu âu phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công XK thực hiện quy định nào? | |
Hướng dẫn thủ tục tiêu hủy nguyên liệu dư thừa |
Hải quan TPHCM kiểm tra nguyên liệu gia công nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Quy định còn vênh nhau
Theo quy định tại Nghị định 69/NĐ-CP, “việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.”
Theo quy định trên: việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, phế thải như sau:
Trường hợp tiêu hủy máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm là chất thải nguy hại hoặc có chứa các thành phần nguy hại thì thực hiện theo các quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 40/2014/NĐ-CP ngày 13/5/2014, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, QCVN 07:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. Theo đó, cơ quan quản lý môi trường chỉ cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho đối tượng là doanh nghiệp thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường (không quy định phải có giấy phép).
Trường hợp tiêu hủy máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm không phải là chất thải nguy hại thì thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Chương IV Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 40/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013. Theo đó, không quy định chủ nguồn chất thải rắn phải có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường, chỉ quy định về việc báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Như vậy, pháp luật về môi trường không quy định việc doanh nghiệp (chủ nguồn chất thải) phải xin phép Sở Tài nguyên và Môi trường. Quy định tại Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP lại yêu cầu việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường là chưa thống nhất với các quy định hiện hành tại pháp luật về môi trường. Do đó, doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công không xin được văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi tiêu hủy.
Khó giám sát việc tiêu hủy phế liệu
Theo Cục Hải quan TPHCM, việc quy định cơ quan Hải quan phải giám sát tất cả các trường hợp tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) tại Nghị định 69 cũng gây khó khăn cho cơ quan Hải quan.
Trên thực tế, tại Điểm d, Khoản 3, Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 42, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 (có hiệu lực kể từ ngày 5/6/2018) quy định về tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam: Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi chi cục hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; cơ quan Hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Cơ quan Hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuê dưới 50.000 đồng. Trường hợp cơ quan Hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy. Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan Hải quan không thực hiện việc giám sát.
Như vậy, quy định tại Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP yêu cầu việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan là chưa thống nhất với các quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và gây nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc tổ chức thực hiện vì phế liệu, phế phẩm thường xuyên được loại ra trong quá trình sản xuất, đối với các doanh nghiệp lớn, việc tiêu hủy phải thực hiện thường xuyên, cơ quan Hải quan không đủ lực lượng để tổ chức việc giám sát tiêu hủy của tất cả các doanh nghiệp.
Các vướng mắc nêu trên đã được Cục Hải quan TPHCM báo cáo Tổng cục Hải quan.