【bdanh】Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công
2 tháng giải ngân đạt 8,7% tổng kế hoạch vốn Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư công (ĐTC) của cả nước đến ngày 29/2/2024 là trên 59.998 tỷ đồng; đạt 8,7% tổng kế hoạch vốn (trên 689.881 tỷ đồng); đạt 9,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (657.349 tỷ đồng). Đánh giá về tình giải ngân, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, nhờ sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị; của các bộ, ngành, địa phương, nên mặc dù mới ở những tháng đầu năm, nhưng việc giải ngân đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Minh chứng rõ nhất là tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,55% tổng kế hoạch; đạt 6,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Có 4 bộ, cơ quan trung ương và 38 địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt, đạt trên mức trung bình của cả nước như: Đài Truyền hình Việt Nam (34,92%); Bộ Xây dựng (32%); Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (27,83%); tỉnh Hậu Giang (trên 30%); tỉnh Tiền Giang (trên 27%). Các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hòa Bình đều đạt trên 21%... Tuy nhiên, vẫn còn 32 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%; 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 5%. Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ Mặc dù giải ngân có tín hiệu khởi sắc, nhưng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, vẫn còn nhiều vướng mắc khiến việc giải ngân chưa đạt như kỳ vọng. Cụ thể là vướng mắc liên quan đến công tác phân bổ vốn. Hiện còn khoảng 25.291 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết; bằng 3,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTW) chưa phân bổ chủ yếu dự kiến bố trí cho các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Lượng vốn này tương đối lớn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm. Hơn nữa, tháng 2 lại trùng với thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang tập trung rà soát để tổng hợp nhu cầu kéo dài thời hạn thực hiện. Một số bộ, cơ quan trung ương đã phân bổ chi tiết cho các dự án, nhưng không đủ điều kiện để phê duyệt dự toán TABMIS (chưa có quyết định phê duyệt dự án, lũy kế vốn vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn). Đối với vướng mắc liên quan đến các dự án trọng điểm quốc gia, theo báo cáo từ Bộ Giao thông vận tải và các địa phương, hiện tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại một số dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025; dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chậm hơn so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường điện cao thế còn nhiều khó khăn, chậm trễ. Chưa hoàn thành việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Về vật liệu xây dựng cho thi công, việc triển khai đồng thời nhiều dự án giao thông lớn trong cùng khu vực dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu trong quá trình thi công, đặc biệt là vật liệu đất đắp, cát, đá… đối với các dự án tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc triển khai cơ chế đặc thù về khai thác vật liệu xây dựng thông thường còn nhiều khó khăn, vướng mắc… Về vướng mắc liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), báo cáo từ Bộ Tài chính cho thấy, hiện công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG từ trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn thực hiện tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Theo đó, đến nay vẫn còn một số cơ chế trung ương chưa ban hành dẫn đến các địa phương còn lúng túng trong thực hiện. Cần sự vào cuộc đồng bộ và khẩn trương hơn nữa Để công tác giải ngân nguồn vốn ĐTC năm 2024 thuận lợi, đạt tỷ lệ theo đúng mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra là đạt 95%, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan trung và địa phương báo cáo phương án xử lý cụ thể đối với các vướng mắc liên quan đến kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2024 theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Giải ngân vốn các năm trước đạt 27,4% kế hoạch Theo Bộ Tài chính, kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài sang năm 2024 trên 105 tỷ đồng. Ước thanh toán từ đầu năm đến hết tháng 2/2024 là 28,8 tỷ đồng; đạt 27,4% kế hoạch. Đồng thời, Bộ Tài chính cho biết, tại quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư NSNN năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao cụ thể vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) cho từng địa phương. Theo quy định tại Luật Đầu tư công, trước ngày 31/12/2023, UBND các cấp giao kế hoạch đầu tư năm 2024 cho các đơn vị thực hiện. Vì vậy, đối với số vốn NSĐP chưa phân bổ (trên 14.539 tỷ đồng nguồn cân đối NSĐP), Bộ Tài chính đề nghị các địa phương khẩn trương báo cáo cấp thẩm quyền các nguyên nhân, vướng mắc và đề xuất hướng xử lý. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh xã hội để kết luận thanh tra việc các bộ giao cơ quan không trực thuộc làm chủ đầu tư, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dự án đúng quy định của pháp luật về xây dựng, ĐTC, NSNN. Ngoài ra, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai ngay các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; đôn đốc tình hình sản xuất kinh doanh, ĐTC, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương phối hợp với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển nguồn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sang năm 2024, làm căn cứ tiếp tục giải ngân. Khẩn trương rà soát các dự án đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch ĐTC sang năm 2024 theo quy định tại Nghị định số 40/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ĐTC. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia Để tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các dự án trọng điểm quốc gia, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương có dự án đi qua triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC được Chính phủ quy định tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải. Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương giải quyết dứt điểm công tác GPMB theo tiến độ yêu cầu, trong đó tập trung vào việc xây dựng các khu tái định cư, ổn định cuộc sống người dân. Đối với nguồn vật liệu cho thi công, Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương khẩn trương xác định đủ nguồn cung vật liệu, phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thành các thủ tục về mỏ vật liệu xây dựng thông thường theo cơ chế đặc thù của Quốc hội, Chính phủ, đáp ứng đủ trữ lượng, công suất theo tiến độ thi công.Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chậm hơn so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
-
Taxi Uber có giá rẻ, tiện lợi nhưng không đủ điều kiện kinh doanh
-
Có nên thành lập văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp doanh?
-
Logo design contest: Hue
-
Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
-
Vĩnh Phúc: thành phố Vĩnh Yên có tân Bí thư Thành ủy
- 最近发表
-
- Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Hà Nội: Tổ chức 200 điểm bán hàng lưu động trong dịp Tết Ất Mùi
- Toàn văn bài phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường
- Vì sao điểm môn Lịch sử thi THPT quốc gia thấp?
- Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- Royal longan in season
- Điểm sáng kinh tế
- When girls passionate about “Classic Bikes”
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng 0,44% so với cùng kỳ
- 随机阅读
-
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ
- Nghịch lý: Giá, phí, thuế!
- Saving the tree
- Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- Đề thi thpt quốc gia môn tiếng Pháp 2018 chính thức của Bộ GD
- Tìm lời giải cho bài toán giảm tổn thất điện năng
- Story of Hue's first MMA referee
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Các hoạt động tiếp xúc song phương của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
- Exciting Sinh village's traditional wrestling festival
- Hue University cooperates with Vietnam National Innovation Center
- Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- Back to Hue with BOARC
- Nhà đầu tư ngoại chuộng hình thức đầu tư 100% vốn
- Danh sách thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM
- Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- Đại học quốc gia Hà Nội lần đầu tiên xúc tiến đầu tư ở nước ngoài
- Phấn đấu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp cả năm đạt từ 3
- “I’ll go to Hue this summer”
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Tạm đình chỉ thành viên với luật sư ký hợp đồng 2 bên vụ ‘Tịnh thất Bồng Lai’
- Chia sẻ của Chủ tịch nước được nhiều lãnh đạo APEC hưởng ứng, ủng hộ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp đại diện Cộng đồng người Việt tại Australia
- Cần quy định hành vi cấm làm lộ, lọt thông tin cá nhân trong giao dịch điện tử
- Chủ tịch nước và Tổng thống Uganda chứng kiến hợp tác thông tin truyền thông
- Bộ Nội vụ đề nghị không tinh giản biên chế với 5 diện công chức, viên chức
- Từ 1/12, khách được đi miễn phí xe trung chuyển từ nhà ra Bến xe Miền Đông mới
- Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- Hình ảnh đường ven sông được đề xuất 'giải cứu' điểm nóng kẹt xe ở TP.HCM
- Nộp chưa đủ tiền, tòa lâu đài đại gia xăng dầu Ngô Văn Phát chưa được gỡ kê biên