Ngành dệt may Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024,ềutriểnvọngtăngtrưởngchongànhdệtmaynănhận định trận sociedad với tốc độ tăng trưởng đạt 23%. Các doanh nghiệp may mặc trong nước đã góp phần lớn vào kết quả này, được thể hiện qua sự tăng trưởng ấn tượng của các công ty như MSH tăng 49%, TNG tăng 46%, TCM tăng 30% và VGT tăng 23%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất sợi lại ghi nhận kết quả kém khả quan, như STK giảm 5% và ADS giảm 24%.
Theo Mckinsey, các doanh nghiệp bán lẻ vẫn lo ngại về tâm lý và nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, vì vậy tăng trưởng của ngành trên toàn cầu dự kiến đến từ mức tăng trưởng sản lượng khiêm tốn (chủ yếu ở mức một con số thấp), thay vì nhờ giá bán. Người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục thích mua sắm tại các cửa hàng hoặc cửa hàng bán lẻ giá rẻ trong năm 2025 khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu.
Nhóm phân tích SSI Research cho rằng, có nhiều khả năng thuế thông minh sẽ được áp dụng để nhắm vào các mất cân đối thương mại cụ thể. "Chúng tôi đánh giá tích cực đối với ngành dệt may sau xu hướng tái định vị chuỗi cung ứng tiếp diễn và khả năng Mỹ đưa sản xuất trở lại trong nước là khá khó khăn. Theo kịch bản cơ sở, mức thuế ngành dự kiến áp cho Việt Nam (khoảng từ 10 - 20%) sẽ thấp hơn mức áp cho Trung Quốc" - SSI Research cho hay.
Nhận định của SSI cho thấy, nhập khẩu hàng may mặc và dệt may của Mỹ đã chuyển dần khỏi Trung Quốc, nhanh nhất kể từ năm 2010, giảm 13% thị phần trong năm 2023 so với năm 2019. Do đó, các thị trường như Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam dự kiến sẽ trở thành các nguồn cung cấp quan trọng, khi Trung Quốc liên tục mất đi lợi thế cạnh tranh về chi phí do chi phí lao động tăng (khoảng 40% trong giai đoạn 2019-2023). Chi phí lao động trung bình mỗi giờ của Việt Nam hiện ít hơn một nửa so với Trung Quốc.
Nhóm phân tích của SSI Research cũng đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025, cùng với các đơn đặt hàng trước từ các thương hiệu trước khi có điều chỉnh thuế./.
Trong năm 2025, SSI Research dự kiến các công ty trong phạm vi nghiên cứu sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu dưới 15%. Trong giai đoạn 2019 - 2023, ngành ghi nhận mức tăng trưởng âm đến đi ngang do nhu cầu toàn cầu sụt giảm đáng kể sau Covid-19. Tăng trưởng doanh thu dự kiến sẽ được thúc đẩy nhờ tăng trưởng sản lượng thay vì nhờ giá bán, khi người tiêu dùng vẫn chú trọng vào giá trị, trong khi Việt Nam ít có khả năng đàm phán để tăng giá. |