Cơ hội có nhưng không quá lớn Nhìn nhận về việc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc "leo thang",ợivàhạikhichiếntranhthươngmạiHoaKỳbong net TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: "Điều này sẽ tác động tiêu cực tới GDP của Việt Nam. Riêng năm 2018, XK có thể tăng cao hơn một chút so với mục tiêu trên 8% đề ra, song lợi ích của XK cho tăng trưởng hiện nay đã có xu hướng giảm. Trong khi đó, tôi cho rằng tác động rủi ro tỷ giá sẽ rất lớn, ảnh hưởng tới lãi suất, lạm phát, từ đó sẽ ảnh hưởng mạnh tới tăng trưởng. 2 quý đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao. Vì vậy, cả năm nay vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6,8%. Tuy nhiên, nếu lạm pháp có xu hướng tăng do các yếu tố về giá dầu hoặc biến động tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng của cuối năm cũng như đầu năm 2019". Về mặt lợi ích của Việt Nam khi cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày một căng thẳng, đặc biệt là ở lần áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của Hoa Kỳ, theo ông Thắng, trong số 200 tỷ USD đó, có nhiều mặt hàng XK của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Bởi vậy, tác động tích cực dễ thấy là căng thẳng "leo thang" lại mở ra cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ nhờ sức cạnh tranh về giá tăng lên. "Tuy nhiên, cơ hội có nhưng không phải là quá lớn. Có hai vấn đề cần chú ý. Một là những mặt hàng mà Việt Nam đang lợi thế XK sang Hoa Kỳ là những mặt hàng tiêu dùng thông thường, có độ co giãn về giá thấp. Hai là rất nhiều nước khác cũng xuất vào Hoa Kỳ các mặt hàng này", ông Thắng nói. Nhìn từ góc độ mặt hàng, một số chuyên gia nêu quan điểm: Dệt may, máy móc cơ khí, thép và các sản phẩm cho ngành xây dựng... sẽ là các mặt hàng chịu tác động trực tiếp trong thời gian tới từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc. Với hàng nguyên liệu, xuất phát từ áp lực thị trường cũng như do đồng Nhân dân tệ (CNY) có thể giảm giá nên đầu vào NK từ Trung Quốc có thể rẻ đi, lượng NK tăng lên. Điều này có lợi cho DN, đặc biệt là các DN FDI. Tuy nhiên, nói như PGS. TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) thì: Khi hàng hóa của Trung Quốc khó khăn thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ tìm cách đẩy hàng hóa sang thị trường khác, nhất là các thị trường xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này lại tạo sức ép lớn tới các DN Việt Nam tại thị trường nội địa. Không cạnh tranh nổi, DN có thể sẽ phải thu hẹp sản xuất. Linh hoạt chính sách tỷ giá Xoay quanh câu chuyện chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng căng thẳng, ông Lê Hải Mơ-Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng: Hoa Kỳ, Trung Quốc đều là những thị trường lớn của Việt Nam. Các nền kinh tế này bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại, tác động lớn đến Việt Nam là điều chắc chắn. Trong đó, tác động rất cần quan tâm là sự xáo động về tiền tệ, tài chính-tiền tệ. Đây vốn là vấn đề nhạy cảm bởi nó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô nếu không có giải pháp phù hợp. Đồng quan điểm, ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhấn mạnh: Xung đột thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc sẽ còn phức tạp vì liên quan đến khía cạnh địa chính trị. Đối với Việt Nam, nhằm duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh biến động tiền tệ và dòng thương mại toàn cầu thời gian qua, chính sách tỷ giá cần duy trì tính linh hoạt và mau lẹ. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh phải lớn hơn nữa mới có thể bù lại chênh lệch của thay đổi tỷ giá giữa đồng CNY và VND. "Từ đầu năm đến nay, đồng CNY mất giá tới gần 9% trong khi VND chỉ được điều chỉnh mất giá 3%, nghĩa là VND lên giá hơn 5% so với đồng CNY. Điều này khiến sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc tăng lên đáng kể so với hàng Việt Nam. Nói cách khác, mức độ quan trọng của đồng CNY trong chính sách tỷ giá của Việt Nam cần tăng lên. Bởi lẽ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi lại có nhiều loại hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Việt Nam", ông Sơn lý giải. TS. Trần Toàn Thắng bổ sung thêm: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc căng thẳng, có ngành được lợi, có ngành thiệt hại, cần nhiều thời gian để phân tích hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Việt Nam cần tìm mọi cách để có phản ứng tỷ giá phù hợp với diễn biến mới, đặc biệt là chú ý tới dự trữ ngoại hối và thu hút thêm FDI nhằm cái thiện cán cân ngoại hối; ngoài ra phân tích sâu hơn để có các phương án phù hợp do Hoa Kỳ có thể gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại. Nhìn từ góc độ thương mại, theo ông Sơn, giải pháp cho Việt Nam là ưu tiên, nỗ lực thiết lập các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường XK lớn nhất, quan trọng (vì nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều vào XK), đồng thời đa dạng thị trường XK bằng cách hợp tác thương mại với các nước khác. Riêng về vấn đề lãi suất, ông Sơn cho rằng, chính sách lãi suất cần tập trung hơn vào sự ổn định vĩ mô thay vì nhấn mạnh đến tăng trưởng trong bối cảnh có nhiều biến động.
|