【san marino bóng đá】Mưu sinh khi gió bấc về

Gió bấc về,ưusinhkhigibấcvềsan marino bóng đá mấy bụi chuối sau nhà hơi co lại, cũng là lúc cái lạnh đậm hơn, nhưng bấy nhiêu đó cũng không làm chùn chân những người nghèo cần mẫn mưu sinh.

Dù thời tiết lạnh lẽo, nhưng bà Cúc vẫn gắn bó với công việc buôn bán của mình.

Những ngày gần đây, thời tiết trở lạnh, nhất là vào buổi tối và sáng sớm. Khi đó, lúc nhiều người ngủ nướng hay giữ ấm trong chiếc áo khoác đủ kiểu, thì ngoài kia vẫn còn nhiều mảnh đời kém may mắn phải chống chọi lại mùa lạnh giá với những manh áo mỏng manh. Họ là những người lao động làm đủ các ngành nghề.

Ngồi co ro bên sạp bán rau, củ của mình ở chợ Vị Thanh, bà Kim Thị Hồng Cúc, ở phường I, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Dạo này trời lạnh quá, tay chân cứ bị nhức mỏi hoài. Nhà không có ruộng nương, cuộc sống chủ yếu dựa vào công việc này, nên cũng ráng cháu ơi, nếu không đi bán ngày mai tiền đâu mà mua gạo nấu cơm ăn”. Bà Cúc kể, bà làm nghề bán rau cải các loại từ năm 13 tuổi, đến nay bà đã 61 tuổi rồi. Mỗi ngày, từ 3, 4 giờ sáng bà đã thức dậy chuẩn bị mọi thứ để ra chợ Vị Thanh bán rau, đến 7, 8 giờ tối mới trở về nhà. Những ngày bán đắt, đông khách bà cũng kiếm được hơn 100.000 đồng, còn những ngày ế ẩm thì dăm ba chục ngàn đồng, đủ lo cơm gạo qua ngày. Dẫu thời tiết giá lạnh, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên mỗi ngày dù nắng hay mưa, trời lạnh hay nóng bà Cúc vẫn lặng lẽ với công việc buôn bán của mình.

Tiết trời càng về đêm càng lạnh, cái lạnh như đang chà xát vào da thịt con người, ấy vậy mà trên những vỉa hè, góc phố vẫn thấp thoáng những người đang làm việc quần quật, để mong kiếm được những đồng tiền ít ỏi. Ông Phạm Văn Tô, ở phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Bây giờ về đêm cũng khá vắng khách, từ chiều tới giờ (khoảng 8 giờ tối) mà chưa có vị khách nào cả. Trời càng lạnh, càng ít khách. Dẫu biết vậy, nhưng nằm nhà một buổi cũng buồn và tiếc lắm. Miếng cơm, manh áo của gia đình đều phụ thuộc vào những cuốc xe này”. Được biết, mỗi ngày, ông Tô chạy xe từ sáng sớm đến tận 9, 10 giờ đêm mới về, trừ chi phí cũng còn từ vài chục đến hơn trăm ngàn đồng.

Không chỉ những người buôn bán rau, củ, quả, thực phẩm, hay những bác tài xế mưu sinh trong giá lạnh mà những người sống bằng nghề nhặt phế liệu cũng lắm vất vả. Dù đã khoác thêm bên ngoài chiếc áo, nhưng chốc chốc đôi môi bà Ngũ Em, ở phường I, thành phố Vị Thanh, lại run lên vì gió lạnh. Bà bộc bạch: “Thời tiết này mà được ở nhà ngủ đến trưa thì sướng biết mấy”. Nói vậy thôi, nhưng suốt 7 năm nay có khi nào bà ngủ được trọn đêm trong căn phòng trọ của mình đâu. Đang mùa lạnh vậy mà mới 1, 2 giờ khuya khi phố phường còn chìm trong giấc ngủ thì bà đã lọ mọ, đẩy xe đi qua mọi ngóc ngách, cửa hàng, tìm những thùng rác để bới tìm phế liệu. Rồi bà ra chợ nhặt từng chiếc túi ni-lông, chai nước suối, mẫu giấy vụn... Vất vả cả ngày nhưng bà chỉ kiếm được dăm ba chục ngàn đồng, dè sẻn lắm mới đủ chi tiêu. “Tiền cơm gạo hàng ngày, thêm ở trọ nên chi phí cũng nhiều. Sắp đến tết rồi, tôi cũng cố gắng làm, chỉ mong sao có thêm chút đỉnh tiền để mua ít bánh mứt trong mấy ngày tết ”, bà Ngũ Em nói thêm. Dẫu chiếc áo đã phai màu, nhiều chỗ sờn rách, gió bấc thổi từng cơn lạnh đến cắt da, cắt thịt nhưng đối với những lao động nghèo như bà Ngũ Em thì điều đó không quan trọng, bà chỉ bận tâm là hôm nay có nhặt được nhiều phế liệu không, có đủ tiền mua gạo nấu cơm không?...

Dù mưu sinh vất vả, nhưng nhiều người vẫn thấy vui. Gió bấc về, cũng báo hiệu xuân đã đến, dù có cực nhọc hơn, dù có lạnh hơn, nhưng ai cũng mang trong mình nhiều hy vọng một năm mới làm ăn được hơn. Dù tiết trời lạnh giá, nhưng những người lao động nghèo khó vẫn cố gắng làm những công việc của mình. Chị Lê Thị Bé, bán vé số ở thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Mấy ngày cận tết như vầy bán cũng được lắm, ai cũng muốn may mắn cả năm mà, nên sáng nào tôi cũng tranh thủ cơm nước cho con cái rồi đi bán sớm, kệ đi công việc mà, đi lạnh riết cũng quen, miễn con cái có tiền sắm đồ tết, mua thịt thà ăn tết là tui mừng rồi”.

 Nếu trời có lạnh hơn nữa, công việc của họ vẫn không hề thay đổi, bởi đó là miếng cơm, là cuộc sống mưu sinh của họ, là nguồn sống của cả gia đình và đôi khi cũng là để nuôi dưỡng những ước mơ của mấy đứa con nhỏ dại…

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

Cúp C2
上一篇:Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
下一篇:Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần