当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia phần lan gặp đội tuyển bóng đá quốc gia slovenia】Khó cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran

Mặc dù các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã có nhiều nỗ lực để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Iran nhưng xem ra việc làm này khó đạt được kết quả như mong muốn.

Một cơ sở làm giàu uranium ở Iran. Ảnh: AFP

Trong chuyến công du 4 nước Trung Đông mới đây,ứuvnthỏathuậnhạtnhnvớsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia phần lan gặp đội tuyển bóng đá quốc gia slovenia Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã tới thủ đô Tehran của Iran nhằm bàn bạc việc duy trì thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Động thái này cũng nhằm tìm cách giúp hạ nhiệt căng thẳng đang “nóng” giữa Mỹ và Iran.

Điều này càng thể hiện rõ nét khi tới Iraq, Jordan và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trước đó, nhà ngoại giao Đức đều nhắc tới vấn đề Iran trong các cuộc gặp với giới chức nước chủ nhà để tranh thủ sự đồng thuận từ các quốc gia Trung Đông này.

Ngoại trưởng Đức cũng đã nhấn mạnh việc các nước châu Âu mong muốn giữ vững JCPOA, cam kết thực hiện mọi điều khoản đã ký, đồng thời bày tỏ hy vọng Iran cũng sẽ hành động tương tự bất chấp sức ép trừng phạt từ Mỹ. Nhà ngoại giao Đức cho rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran là thỏa thuận “tốt nhất” giúp toàn Trung Đông ổn định và hòa bình hơn. Rõ ràng, khác với Mỹ, Đức khẳng định cần một giải pháp hòa bình bằng việc nối lại đàm phán mới hy vọng cứu vãn JCPOA.

Về phần mình, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif trước đó cho biết, chuyến thăm thể hiện quyết tâm của Đức trong việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân và đây sẽ là chương trình nghị sự chính của chuyến thăm. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran cho rằng, người đồng cấp Đức sẽ không có khả năng truyền tải một thông điệp “đặc biệt” nào về căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran. Iran cũng sẽ không coi Ngoại trưởng Đức là một nhà trung gian hòa giải trong mối quan hệ với Washington. Ngoài ra, Ngoại trưởng Iran cũng khẳng định, vấn đề tên lửa phòng thủ của Iran không phải là vấn đề có thể đem ra đàm phán và rằng “không có gì phải lo lắng” khi chi tiêu quốc phòng của nước này đang thấp hơn rất nhiều so với các nước ở khu vực.

Kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA đi kèm với việc nối lại các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, căng thẳng Mỹ - Iran leo thang, có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột quân sự thực sự với việc Washington gần đây đã tăng cường sự hiện diện quân sự tới Trung Đông, với mục đích răn đe Iran. Gần đây nhất, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành hóa dầu của Iran với mục đích gia tăng sức ép đối với nước này liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.

Tuy nhiên, chuyên gia hóa dầu Iran Behzad Mohammadi đánh giá lĩnh vực hóa dầu của Iran “không thể bị trừng phạt” vì các điều kiện mua bán các sản phẩm hóa dầu không giống các điều kiện trong mua bán dầu mỏ. Nếu như trong hoạt động xuất khẩu dầu, các cơ sở cung cấp và các tàu chở dầu lớn có thể bị phát hiện thì các phương tiện sử dụng trong xuất khẩu hóa dầu không dễ bị phát hiện. Ngoài ra, ông Mohammadi cho biết thực tế rằng Iran sản xuất khoảng 350 sản phẩm hóa dầu và cung cấp cho hàng trăm khách hàng tại hàng chục địa điểm toàn cầu, sẽ làm gia tăng khả năng “lách trừng phạt” của ngành công nghiệp hóa dầu của nước này.

Trong một động thái liên quan, trước đó Iran đã tuyên bố dừng thực thi một số điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân, để đáp trả các sức ép trừng phạt từ Mỹ, đồng thời tuyên bố sẽ tăng cường làm giàu uranium, điều kiện để sản xuất vũ khí hạt nhân. Mặt khác, Tehran cũng tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi hành động thù địch của Mỹ nhằm vào nước này.

Giới phân tích nhận định, mặc dù các quốc gia còn lại trong thỏa thuận hạt nhân với Iran và các nước trong khối EU vẫn nỗ lực duy trì JCPOA nhưng xem ra khó có thể đạt được kết quả khi Mỹ và Iran vẫn còn quá nhiều mâu thuẫn mang tính đối địch.

HN tổng hợp

分享到: