Trong giai đoạn giãn cách,ềutrườngĐạihọcđãkếtnốihàngchụcnghìnsinhviênvớihệthốnghọctrựctuyếnmớithếnàindia mumbai super division dịch bệnh căng thẳng nhất, học online, học trực tuyến là lựa chọn gần như duy nhất mà nhiều mô hình trường học, tổ chức lựa chọn để triển khai các chương trình học tập trước thềm năm học mới. Và có lẽ vượt ngoài dự đoán của nhiều người trong số chúng ta, việc học trực tuyến vẫn đang diễn ra đến thời điểm hiện tại và có thể còn tiếp diễn khá lâu nữa ở nhiều khu vực. Với tình hình dịch khó đoán định và nếu những tình huống thảm họa tương tự xảy ra - rất có thể sẽ có một thế hệ lớn lên cùng với sự chuyển đổi liên tục giữa các lớp học online và offline.
Học trực tuyến từ một xu hướng đang lên cho tới giải pháp tình thế ứng phó trong khó khăn, giờ đây đang được xác định lại mục tiêu trở thành "hướng đi" chiến lược. Cùng với việc bắt buộc phải triển khai học và giảng dạy trực tuyến trên quy mô toàn trường, nhiều trường đã tận dụng thời điểm này để chuyển đổi mô hình cả về chiều sâu. Không chỉ áp dụng các nền tảng, công cụ dành riêng cho học online mà còn thiết kế hệ thống bài giảng, bài thi, kho lưu trữ học liệu, các phương án học tập chú trọng vào người học... bài bản, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, quá trình đưa hệ thống học tập kiểu mới này vào vận hành thực tế không hề dễ dàng. Có những khó khăn chung mà nhiều nhà trường gặp phải và cần giải quyết “đến nơi đến chốn” nếu muốn đạt hiệu quả cao với hình thức học trực tuyến trên diện rộng. Đặc biệt, với những trường hướng đến việc biến hệ thống quản lý học tập trực tuyến thành hệ thống cốt lõi thì yêu cầu này càng quan trọng hơn hết.
Khó khăn đến từ nguồn lực công nghệ là một nguyên nhân cản trở quá trình triển khai học online toàn phần
Một trường Đại học tại Hà Nội để đảm bảo sinh viên học online vẫn đạt hiệu quả tốt giữa đại dịch đã nghiên cứu và áp dụng nền tảng quản lý học tập trực tuyến trên Moodle (hệ thống quản lý học tập trực tuyến được sử dụng phổ biến trong nhiều trường đại học). Sau thời gian triển khai ban đầu với số lượng sinh viên nhất định, khoảng 300 đến 400 sinh viên, trường đánh giá nền tảng có nhiều ưu điểm và việc áp dụng diễn ra hiệu quả. Trong khi đó, thời điểm vào năm học mới tình hình giãn cách toàn phần vẫn diễn ra ở nhiều nơi đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh khiến sinh viên không thể nhập học trực tiếp, nên trường đã quyết định triển khai mô hình cho sinh viên trên toàn trường.
Chính lúc này khó khăn đã xuất hiện khi mà hệ thống thiết bị hiện tại của nhà trường không đủ để phục vụ số lượng lên đến 30, 40 nghìn sinh viên học trực tuyến qua phần mềm. Vì mỗi máy chủ chạy chương trình của trường chỉ đáp ứng được một số lượng sinh viên nhất định truy cập vào hệ thống học. Theo tính toán thì trường sẽ phải bổ sung thêm vài trăm máy chủ vật lý mới để triển khai hệ thống học tập cho sinh viên toàn trường.
Tuy nhiên, bổ sung một lượng lớn máy móc thiết bị như vậy thì chi phí cần đầu tư một lúc là rất lớn, lên tới hàng trăm triệu đồng. Trường sẽ cần thời gian để tính toán ngân sách cụ thể, lên các thủ tục duyệt chi, tìm kiếm đơn vị cung cấp, đánh giá thiết bị máy móc để chuẩn bị cho quá trình triển khai này. Chỉ riêng thời gian hoàn thành các bước chuẩn bị này cũng có thể mất đến vài tuần.
Trong khi đó khi đi vào triển khai thực tế, tại thời điểm dịch căng thẳng, để mua mới số lượng máy móc lớn đáp ứng đủ nhu cầu của nhà trường sẽ mất thêm vài tuần đến 2 tháng nữa. Nhưng yêu cầu quan trọng lúc này là cần đưa nền tảng học trực tuyến vào hoạt động chỉ trong vòng 2 tuần để kịp thời điểm sinh viên khai giảng và nhập học ồ ạt trên hệ thống.
Cùng với đó, sau khi đánh giá trường cũng nhận thấy rằng hệ thống thiết bị hiện tại của trường để có thể kết nối được với hệ thống máy móc mới thì cần nâng cấp, thậm chí là thay mới hoàn toàn. Điều này cũng gây ra những trở ngại về mặt chi phí, thời gian thực hiện và cả nhân sự chuyên môn cho nhiệm vụ khó khăn này.
Giải pháp Cloud mới linh hoạt về thời gian, chi phí được “chọn mặt gửi vàng”
Nhận thấy cần phải có một phương án khả thi hơn có thể giải quyết được toàn bộ những vướng mắc này, trường đã đưa ra một quyết định khá mới mẻ. Đó là chuyển toàn bộ số máy móc cần phải mua mới sang hình thức máy chủ ảo hóa đám mây, sử dụng Bizfly Cloud Server. Các máy chủ đám mây Cloud Server sẽ được nhà cung cấp cung cấp sẵn. Nhà cung cấp sở hữu sẵn một hệ thống máy chủ vật lý cấu hình mạnh mẽ, có thể tăng dung lượng lẫn số lượng đủ để đáp ứng từ vài nghìn đến vài chục nghìn, thậm chí vài trăm nghìn lượt truy cập từ sinh viên.
Tức là thay vì phải mua mới các máy vật lý cồng kềnh với khoản đầu tư lớn ngay từ đầu, trường chỉ việc đăng nhập vào hệ thống quản trị giao diện web để tạo một số lượng máy chủ ảo với cấu hình cụ thể theo nhu cầu sử dụng của trường. Chi phí sẽ được tính dựa trên số dung lượng mà mỗi máy sử dụng hết, tính toán chính xác đến từng GB và thanh toán theo tháng nên các vấn đề về tính toán chi phí ban đầu và xét duyệt ngân sách lớn cũng được giải quyết.
Đặc biệt, thời gian để triển khai hệ thống máy chủ từ Bizfly Cloud cho nền tảng học tập trực tuyến rút ngắn chỉ còn từ vài ngày, thậm chí xuống tới vài tiếng, vì giờ đây trường chỉ cần cài đặt chương trình học online trên hệ thống máy chủ ảo Cloud Server đã thiết lập sẵn sàng trước đó.
Nhà trường cũng đánh giá ngoài các vấn đề về thời gian triển khai, ngân sách ban đầu thì mô hình ảo hóa đám mây cũng tối ưu hơn về chi phí khi so sánh với mô hình truyền thống. Do công nghệ máy chủ đám mây có đặc điểm là có thể cài đặt để tự động tăng giảm số lượng/dung lượng máy chủ theo các mức truy cập thực tế tại mỗi thời điểm khác nhau, khi số lượng sinh viên vào học tăng lên thì tự động tăng số máy để chạy chương trình, khi lượng sinh viên giảm xuống thì tự động ngắt hoạt động các máy không còn dùng đến. Thay vì việc duy trì liên tục toàn bộ hệ thống máy móc cả ngày để đảm bảo chương trình vẫn truy cập ổn định bất cứ khi nào có đông người vào học. Nhờ vậy, nguồn tài nguyên được sử dụng một cách tối ưu nhất, không dư thừa cũng không thiếu hụt.
Bizfly Cloud cũng hỗ trợ nhà trường thử nghiệm các mức người học đồng thời khác nhau để đưa ra các phương án triển khai mô hình hệ thống đảm bảo truy cập luôn ổn định trong suốt thời gian học livestream, làm bài thi, bài trắc nghiệm…
Độc giả quan tâm đến giải pháp máy chủ ảo Cloud và các giải pháp đám mây Bizfly Cloud phát triển có thể tham khảo thêm tại đây: https://bizflycloud.vn/ 顶: 855踩: 58148
【india mumbai super division】Nhiều trường Đại học đã kết nối hàng chục nghìn sinh viên với hệ thống học trực tuyến mới thế nào?
人参与 | 时间:2025-01-13 07:28:55
相关文章
- Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- Mùa xuân nho nhỏ
- Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người dân, doanh nghiệp
- Cận cảnh rào thép gai 100km Ukraina dựng ở biên giới với Nga
- Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- Kim Miễn Khang giúp ông Thịnh sống thư thả tuổi già sau 20 năm bị vảy nến ra sao?
- Giá gas hôm nay ngày 7/8/2023: Tiếp đà "leo dốc", điều gì đang xảy ra?
- Ấm áp quà tết cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- Cấp lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID
评论专区